Thứ Hai, 07/09/2020 10:00

Tuần 07-11/09/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock

Các cổ phiếu “nóng” được phân tích trong báo cáo của Phòng Tư vấn Vietstock gồm: AGR, CTD, FCN, FPT, GTN, HDB, MBB, NLG, PVDVNM.

Các cổ phiếu này được chọn lọc theo các tín hiệu phân tích kỹ thuật, thanh khoản, mức độ quan tâm của nhà đầu tư... Các phân tích dưới đây có thể phục vụ cho mục đích tham khảo trong ngắn hạn cũng như dài hạn.

AGR - CTCP Chứng khoán Agribank

Trendline dài hạn (tương đương vùng 4,000-4,200) vẫn trụ vững dù giá tăng khá mạnh trong những tuần qua. Ngưỡng này sẽ tiếp tục là kháng cự trong thời gian tới.

Khối lượng giao dịch duy trì ở mức khá cao và nằm trên trung bình 20 phiên gần nhất. Điều này cho thấy tâm lý nhà đầu tư tích cực trong ngắn hạn.

Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán trong vùng overbought nên nhà đầu tư có thể bán ra ở mức giá hiện tại.

CTD - CTCP Xây dựng Coteccons

Giới phân tích kỹ thuật cho rằng mẫu hình Head & Shoulders đang hình thành. Đường viền cổ (neckline) của mẫu hình duy trì trong vùng 71,500-73,000. Nếu ngưỡng này bị phá vỡ trong các phiên tới thì rủi ro sẽ tăng lên mức cao.

Chỉ báo Stochastic Oscillator và MACD đều đã cho tín hiệu bán mạnh. Nếu MACD tiếp tục đi xuống và phá vỡ ngưỡng 0 thì khả năng xuất hiện các phiên sụt giảm mạnh bất ngờ (thrust down) là rất lớn.

FCN - CTCP FECON

Mẫu hình nến Spinning Top xuất hiện trong phiên giao dịch ngày 04/09/2020 cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang khá phân vân.

Bên cạnh đó, khối lượng giao dịch trồi sụt thất thường trong những phiên gần đây nên khó có thể kỳ vọng một sự bứt phá.

Vùng 11,000-12,000 được đánh giá là kháng cự rất mạnh. Trong tháng 06/2020 và tháng 07/2020 giá đều quay đầu giảm sau khi test vùng này. Vì vậy, những nhà đầu tư đang nắm giữ FCN có thể canh chốt lời khi giá test lại vùng 11,000-12,000.

FPT - CTCP FPT

Giá cổ phiếu FPT liên tục dịch chuyển ngang bên dưới đỉnh cũ lịch sử tháng 11/2019 (tương đương vùng 51,000-53,000) trong những phiên gần đây. Giới phân tích dự kiến giá sẽ khó có thể phá vỡ vùng kháng cự này.

Đường SMA 50 ngày đã cắt lên đường SMA 200 ngày tạo điểm giao cắt vàng (golden cross) vào cuối tháng 06/2020. Bên cạnh đó, đường SMA 100 ngày cũng đã cắt lên đường SMA 200 ngày. Điều này cho thấy xu hướng tăng trung và dài hạn của cổ phiếu đã trở lại.

Tuy nhiên, chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán mạnh và rơi khỏi vùng quá mua (overbought). Nhà đầu tư cần cẩn trọng và có thể bán ra chốt lời trong giai đoạn này.

GTN - CTCP GTNFoods

Khối lượng tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 04/09/2020 nhưng vẫn nằm dưới mức trung bình 20 phiên gần nhất. Điều này cho thấy dòng tiền đang yếu đi và nhà đầu tư bắt đầu thận trọng trở lại.

Đường SMA 50 ngày nằm trên đường SMA 100 ngày và đường SMA 100 ngày cũng đang nằm trên SMA 200 ngày. Điều này cho thấy xu hướng tăng vẫn là xu hướng chính của cổ phiếu.

Trendline ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 07/2020) sẽ là hỗ trợ gần nhất đối với cổ phiếu. Ngưỡng này đang duy trì trong vùng 23,000-23,500.

HDB - Ngân hàng TMCP Phát triển TPHCM

Khối lượng giao dịch tăng mạnh và vượt mức trung bình 20 phiên trong các phiên gần đây cho thấy dòng tiền đang bơm mạnh vào cổ phiếu HDB.

Nếu vùng 29,000-30,000 bị phá vỡ hoàn toàn thì mục tiêu giá (target price) mới của HDB sẽ là vùng 35,000-36,000.

Đường SMA 50 ngày sẽ là hỗ trợ quan trọng nếu chỉ số xuất hiện rung lắc, điều chỉnh trong thời gian tới.

MBB - Ngân hàng TMCP Quân Đội

Sau khi tiến lên test lại vùng kháng cự 18,200-18,900 (đỉnh cũ tháng 06/2020), MBB xuất hiện vùng giao dịch dày đặc (congestion zone). Ngày 04/09/2020, MBB có lúc đã rớt xuống dưới vùng này.

Trường hợp giá cổ phiếu sụt giảm trở lại thì đường SMA 50 ngày hội tụ cùng với đường SMA 100 ngày sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho giá cổ phiếu.

Chỉ báo RSI đã phá vỡ trendline tăng ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 07/2020). Đây là tín hiệu khá tiêu cực đối với cổ phiếu.

NLG - CTCP Đầu tư Nam Long

Khối lượng thường xuyên duy trì mức thấp trong những phiên gần đây, qua đó chứng tỏ nhà đầu tư đang thận trọng trong ngắn hạn.

Sau khi tiến đến test lại vùng đỉnh cũ tháng 08/2019 (tương đương vùng 28,000-29,500), giá cổ phiếu đang có xu hướng đảo chiều. Nếu NLG điều chỉnh mạnh thì đường SMA 50 ngày sẽ là hỗ trợ gần nhất.

Tuy nhiên, đường SMA 100 ngày đang hướng đến đường SMA 200 ngày, nếu tín hiệu giao cắt xảy ra, thì xu hướng tăng trong dài hạn của NLG sẽ được xác nhận.

PVD - Tổng Công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí

Khối ngoại thường xuyên bán ròng trong những phiên gần đây. Bên cạnh đó, bình quân bán cũng thường xuyên lớn hơn bình quân mua nên rủi ro điều chỉnh của PVD vẫn còn trong ngắn hạn.

Hiên tại, đỉnh cũ tháng 06/2020 (tương đương vùng 11,000-12,000) hội tụ cùng SMA 200 ngày đang là kháng cự khó phá vỡ của cổ phiếu . Nếu giá không thể phá vỡ hoàn toàn vùng này thì việc bán ra để phòng ngừa rủi ro là cần thiết.

Bên cạnh đó, chỉ báo Stochastic Oscillator đang rơi về ngưỡng 80 sau khi cho tín hiệu bán ở vùng quá mua (overbought). Nếu Stochastic Oscillator tiếp tục rơi xuống ngưỡng này thì tình hình của PVD sẽ bi quan hơn.

VNM - CTCP Sữa Việt Nam

Trong phiên giao dịch ngày 04/09/2020, giá cổ phiếu VNM tiếp tục có phiên tăng và bám vào dải trên (Upper Band) của Bollinger Bands. Trong bối cảnh dải này chuẩn bị bung nén sau một thời gian co thắt mạnh thì đây được coi là tín hiệu khá tích cực.

Đường trendline ngắn hạn (bắt đầu từ tháng 03/2020) sẽ là ngưỡng hỗ trợ quan trọng nếu VNM xuất hiện hiện tượng sụt giảm bất ngờ (thrust down).

Hiện tại, giá cổ phiếu đã kết phiên trên vùng đỉnh cũ 06/2020 (tương đương vùng 122,500-124,500) nên đây là một tín hiệu tích cực cho VNM. Mục tiêu giá (target price) mới sẽ là vùng 143,000-145,000 (theo nguyên lý đối xứng).

Bộ phận Phân tích Kỹ thuật, Phòng Tư vấn Vietstock

FILI

Các tin tức khác

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 07-11/09/2020 (06/09/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 04/09: Stochastic Oscillator tạo phân kỳ giá xuống (04/09/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 03/09: VN-Index test lại đỉnh cũ tháng 06/2020 (03/09/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 01/09: Bên mua thắng thế (01/09/2020)

>   Ngày 01/09/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (01/09/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 31/08: Chỉ báo Stochastic Oscillator đã cho tín hiệu bán (31/08/2020)

>   PNJ - Lấy lại phong độ? (03/09/2020)

>   Tuần 31/08-04/09/2020: 10 cổ phiếu “nóng” dưới góc nhìn PTKT của Vietstock (31/08/2020)

>   Phân tích kỹ thuật chứng khoán Việt Nam: Tuần 31/08-04/09/2020 (30/08/2020)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 28/08: VN-Index hướng đến vùng 930-940 điểm (28/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật