Thứ Năm, 03/09/2020 09:48

Khó khăn gấp bội, doanh nghiệp ‘đượm buồn’ sau soát xét

Sự càn quét của đại dịch Covid-19 khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2020 phải hứng chịu những đòn giáng vô cùng tàn khốc. Chưa dừng lại ở đó, “đượm buồn” hơn khi lãi sau soát xét của các doanh nghiệp còn đột ngột “bốc hơi” so với con số trong báo cáo tự lập.

Theo thống kê của Vietstock, trong tổng số 526 doanh nghiệp công bố BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2020, có tổng cộng 438 doanh nghiệp báo lãi và 88 ghi nhận lỗ. Trong đó, 136 doanh nghiệp có lãi giảm sau soát xét, 30 doanh nghiệp tăng lỗ, 8 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ, 3 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi, 101 doanh nghiệp tăng lãi và 9 doanh nghiệp giảm lỗ sau soát xét.

Theo đó, tổng lãi ròng 6 tháng đầu năm sau soát xét ghi nhận hơn 29,407 tỷ đồng, giảm gần 1,123 tỷ đồng so với báo cáo tự lập.

Lãi “bốc hơi” sau soát xét

Top 10 các doanh nghiệp sụt giảm lãi nhiều nhất sau soát xét. Đvt: Tỷ đồng

Xét về tuyệt đối, CTCP Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) ghi nhận chênh lệch giảm lãi 6 tháng đầu năm nhiều nhất sau soát xét. Mức lãi 156 tỷ đồng trong báo cáo tự lập đã “bay” 71% sau soát xét, xuống còn hơn 44 tỷ đồng. Nguyên nhân sụt giảm đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp bất ngờ tăng cao 162% sau kiểm toán, ghi nhận 180 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kiểm toán cũng đặt biệt nhấn mạnh sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty khi lỗ lũy kế hơn 2,722 tỷ đồng tại ngày 30/06. Đồng thời, phía kiểm toán cũng lưu ý về các khoản tài sản và nợ tiềm tàng của OGC.

Top 10 các doanh nghiệp có tỷ lệ giảm lãi nhiều nhất sau soát xét. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Còn xét về tương đối, giảm mạnh nhất sau soát xét là KMR, VKCGAB. Trong đó, CTCP Mirae (HOSE: KMR) đại diện cho nhóm ngành dệt may báo lãi 6 tháng đầu năm 2020 lao dốc mạnh nhất sau soát xét, giảm 75% xuống còn 186 triệu đồng, trong khi báo cáo tự lập ghi nhận gần 750 triệu đồng do chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành tăng 64% so với trước soát xét (hơn 928 triệu đồng).

Hay như CTCP Đầu tư Khai Khoáng và Quản lý Tài sản FLC (HOSE: GAB) cũng ghi nhận lãi ròng nửa đầu năm sau soát xét chỉ hơn 550 triệu đồng. Mức lợi nhuận này giảm 61% so với con số mà GAB đưa ra tại báo cáo tự lập trước đó.

Khép lại 6 tháng đầu năm 2020, GAB đem về doanh thu thuần hơn 58 tỷ đồng và lãi ròng 554 triệu đồng, lần lượt giảm 26% và 92% so cùng kỳ. Những con số trên vẫn còn xa so với kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra cho năm nay (doanh thu 326 tỷ đồng cùng lãi ròng 24 tỷ đồng). Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 (diễn ra ngày 24/04), ông Nguyễn Đức Công - Tổng Giám đốc - khẳng định Công ty không hạ chỉ tiêu kinh doanh dù gặp phải khó khăn do đại dịch Covid-19.

Một số doanh nghiệp chuyển lãi thành lỗ sau soát xét Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Trớ trêu thay, mặc dù đã báo lãi trước đó, nhiều doanh nghiệp bất ngờ bị chuyển kết quả thành thua lỗ. Điển hình là CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) ghi nhận lỗ hơn 488 tỷ đồng sau soát xét, trong khi báo cáo tự lập có lãi hơn 38 tỷ đồng.

Trong quá trình kiểm toán, E&Y đã xác định khoản chuyển nhượng cổ phần tại LDG thực hiện vào tháng 7 là phát sinh sau niên độ và yêu cầu DXG phải trích lập dự phòng 526 tỷ đồng.Điều này đã làm cho chi phí tài chính của DXG tăng mạnh lên 679 tỷ đồng, gấp 4.4 lần so với BCTC tự lập. Tính đến ngày 30/06/2020, khoản đầu tư vào LDG có giá trị ghi sổ 542 tỷ đồng, trong khi đầu năm là 1,079 tỷ đồng.

Ngoài ra, cũng có một số doanh nghiệp tăng lỗ sau kiểm toán như DLG, CIG, NBC

Đáng buồn hơn, không chỉ báo lỗ thêm 29 tỷ đồng sau soát xét, nâng lỗ ròng lên hơn 286 tỷ đồng trong nửa đầu năm, CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HOSE: DLG) còn bị đơn vị kiểm toán đưa ý kiến nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục của Công ty.

Tại ngày 30/06/2020, DLG đã cho một số tổ chức, cá nhân vay 2,487 tỷ đồng (tương đương 29.96% tổng giá trị tài sản). Các khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo. Đồng thời, theo ý kiến của kiểm toán, BCTC hợp nhất giữa niên độ của DLG được lập dựa trên cơ sở hoạt động liên tục. Tuy nhiên, tại ngày 30/06/2020, Tập đoàn chưa thanh toán hầu hết các khoản vay đã quá hạn trả cho các ngân hàng và trái chủ.

Một số doanh nghiệp gia tăng lỗ sau soát xét. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Doanh nhiệp “đổi vận”sau soát xét

Trong bức tranh chung của toàn ngành, kết quả soát xét khá “ảm đạm”, tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp ghi nhận  có lãi tăng cũng như thoát khỏi con số lỗ sau soát xét.

Dẫn đầu trong top tăng lãi mạnh sau soát xét là CTCP Sara Việt Nam (HNX: SRA) với lãi gấp 50 lần so với con số trong báo cáo tự lập. Tuy nhiên, kết quả vẫn giảm so với cùng kỳ. Trong đó, SRA ghi nhận doanh thu đạt 156 tỷ đồng và lãi ròng gần 17 tỷ đồng, lần lượt giảm 2% và 58% so cùng kỳ. Việc thua lỗ cổ phiếu AMV của Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (HNXAMV) góp phần không nhỏ vào đà đi lùi của SRA.

Được biết, SRA đã bán hết khoản chứng khoán với giá trị hơn 16 tỷ đồng (tính tại đầu năm 2020 và chấp nhận thua lỗ). Nhìn rộng ra trước đó, giá trị khoản đầu tư này cũng đã giảm phân nửa trong năm 2019.

Top 10 doanh nghiệp có tỷ lệ gia tăng lợi nhuận cao nhất sau soát xét. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

Tương tự, CTCP Du lịch Thành Thành Công (HOSE: VNG) cũng báo lãi tăng vọt 73% sau soát xét, ghi nhận gần 57 tỷ đồng (tăng 65% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, doanh thu thuần của VNG sau 6 tháng đầu năm ghi nhận mức 253 tỷ đồng, giảm 45% so cùng kỳ chủ yếu do nguồn thu chính của Công ty là cung cấp dịch vụ bị sụt giảm nặng nề.

Đáng chú ý, doanh thu hoạt động tài chính của VNG ghi nhận gấp 3 lần cùng kỳ, đạt hơn 97 tỷ đồng do ghi nhận lãi từ chuyển nhượng cổ phần trong Công ty con gồm CTCP Du lịch Bến Tre (34 tỷ đồng), CTCP Du lịch Đồng Thuận (35 tỷ đồng) và CTCP Du lịch Núi Tà Cú (23 tỷ đồng). Thực tế, khoản lãi này đã được VNG ghi nhận tăng so với báo cáo tự lập sau khi kiểm toán soát xét và xác định lại giá trị hợp lý của tài sản thuần.

Doanh nghiệp giảm lỗ và thoát lỗ sau soát xét. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance

CTCP Đầu tư Nhà Đất Việt (HNX: PVL) cũng may mắn khi chỉ ghi nhận lỗ hơn 3 tỷ đồng  sau soát xét trong khi báo cáo tự lập lỗ gần 5 tỷ đồng nhờ Công ty điều chỉnh cách hạch toán ghi nhận giảm giá vốn của các căn hộ được bàn giao trong kỳ khoảng 1.7 tỷ đồng dẫn đến lợi nhuận cùng kỳ chênh lệch.

Mặc dù chuyển lỗ 48 tỷ đồng thành lãi 107 tỷ đồng sau soát xét, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HOSE: HAG) vẫn bị nghi ngờ khả năng hoạt động liên tục.

Kiểm toán đã đưa ra ý kiến ngoại trừ liên quan đến khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn tồn đọng với tổng giá trị hơn 10,800 tỷ đồng tại ngày 30/06/2020. Tuy nhiên, kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng thích hợp để xác định khả năng thu hồi của số dư nợ tồn đọng hơn 7,298 tỷ đồng (nằm trong số dư trên). Theo đó, phía kiểm toán không thể xác định liệu có cần thiết phải điều chỉnh các khoản mục nói trên hay không và các ảnh hưởng nếu có đến BCTC hợp nhất bán niên 2020 của HAG.

Ngoài ra, kiểm toán còn nhấn mạnh rằng, khoản nợ ngắn hạn tại ngày 30/06/2020 của HAG đã vượt quá tài sản ngắn hạn của HAG với số tiền hơn 1,372 tỷ đồng.

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   Thực phẩm Sao Ta báo doanh thu kỷ lục trong tháng 8/2020 (02/09/2020)

>   Dabaco ước lãi sau thuế 1,011 tỷ đồng sau 8 tháng (02/09/2020)

>   LGC: BCTC 6 tháng đầu năm 2020 (01/09/2020)

>   LGC: BCTC Hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 (01/09/2020)

>   HAH: BCTC 6 tháng đầu năm 2020 (01/09/2020)

>   HAH: BCTC Hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 (01/09/2020)

>   YBM: BCTC quý 2 năm 2020 (01/09/2020)

>   YBM: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2020 (01/09/2020)

>   VMD: BCTC Hợp nhất 6 tháng đầu năm 2020 (01/09/2020)

>   VMD: BCTC 6 tháng đầu năm 2020 (01/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật