Thứ Tư, 16/09/2020 11:23

Hậu phá sản, Descon muốn trở lại sàn niêm yết

Doanh nghiệp bị mở thủ tục phá sản cách đây 2 năm nay lại tìm đường trở về sàn chứng khoán. Đồng thời, bộ sậu lãnh đạo của Descon cũng dự kiến được thay mới toàn bộ.

Theo thông tin gửi đến UBCK Nhà nước và Sở GDCK Hà Nội, Descon sẽ tổ chức cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 vào ngày 08/10 tới đây, với địa điểm tại trụ sở CTCP Beton 6 (UPCom: BT6). Danh sách cổ đông được quyền tham dự chốt đến ngày 03/09/2020.

Phía Descon vẫn chưa công bố tài liệu chi tiết cho cuộc họp ĐHĐCĐ lần này, tuy nhiên, bản dự thảo chương trình họp cũng tiết lộ một thông tin đáng chú ý: Descon muốn trở lại sàn niêm yết. Đây là một động thái bất ngờ bởi Tòa án nhân dân TP HCM đã mở thủ tục phá sản đối với Descon cách đây gần 2 năm (cuối 2018).

Ngoài ra, HĐQT Descon cũng trình cổ đông thông qua việc miễn nhiệm toàn bộ và bầu bổ sung Thành viên HĐQT và Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2017-2021.

Theo thông tin công bố tại Cổng Thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, vị trí Tổng Giám đốc và Người Đại diện theo pháp luật cho Descon vừa có sự biến động với việc ông Nguyễn Quang Minh thay thế cho ông Châu Anh Tuấn kể từ cuối tháng 7/2020. Ông Tuấn trên cương vị Chủ tịch HĐQT cũng không còn là cá nhân duy nhất được đề cập là người quản lý doanh nghiệp, mà thêm vào đó là 4 Thành viên HĐQT khác của Descon.

Descon sẽ niêm yết?

Descon nằm dưới sự kiểm soát của nhóm nhà đầu tư liên quan đến doanh nhân kín tiếng về từ Đông Âu - Trịnh Thanh Huy sau cuộc thâu tóm doanh nghiệp vào năm 2010, diễn biến đã dẫn đến sự ra đi của Chủ tịch Nguyễn Xuân Bảng sau 20 năm dẫn dắt Descon. Descon cũng hủy niêm yết vào cuối năm 2011, sau hơn 4 năm lên sàn. Tuy nhiên, dưới vòng tay của những ông chủ mới thì doanh nghiệp này lại lâm cảnh phá sản.

Vụ phá sản của Descon cũng gây phiền toái cho một số doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh và đầu tư liên quan như Searefico (HOSE: SRF) hay Sasco (UPCoM: SAS).

* Descon phá sản, SRF bị ảnh hưởng như thế nào?

* SASCO nói gì về ý kiến ngoại trừ đối với khoản đầu tư tại Ngân hàng Đông Á và Descon?

Đáng chú ý là trước thời điểm những thông tin về vụ phá sản xuất hiện, Descon vẫn báo cáo làm ăn có lãi trong nhiều năm. Đơn cử năm 2017, doanh nghiệp này đạt doanh thu thuần trên 1.44 ngàn tỷ đồng và lợi nhuận ròng 24.5 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối 2017, Descon có 4 cổ đông lớn, trong đó nổi bật là ông Trịnh Thanh Huy sở hữu trên 56% cổ phần và Công ty TNHH Mascon nắm gần 14% cổ phần.

Vào cuối tháng 3/2018, HĐQT Descon cũng chấp thuận cho ông Huy nhận chuyển nhượng thêm 5 triệu cp DCC từ CTCP Beton 6, một doanh nghiệp cũng bị nhóm nhà đầu tư liên quan đến ông Huy thâu tóm. Cùng thời gian đó, Descon cũng lên kế hoạch về một vòng chào bán riêng lẻ 34.4 triệu cp nhằm huy động 344 tỷ đồng.

Thừa Vân

FILI

Các tin tức khác

>   HAM: Quyết định của Hội đồng quản trị về việc chấm dứt hoạt động chi nhánh (16/09/2020)

>   BFC - Ngành phân bón có thực sự hấp dẫn? (17/09/2020)

>   CAB: Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 (16/09/2020)

>   DIC: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (16/09/2020)

>   KDM: Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 (16/09/2020)

>   KDM: Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 (16/09/2020)

>   KDM: Giải trình về chênh lệch LNST và ý kiến ngoại trừ trên BCTC bán niên (16/09/2020)

>   TCSC: Thông báo về việc ký kết hợp đồng Đại lý chào mua công khai cổ phiếu với Công ty TNHH Đầu tư Sài Gòn 3 Capital (16/09/2020)

>   VEAM giải trình ra sao trước ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về kết quả nửa đầu năm 2020? (16/09/2020)

>   CVJC2003: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn Chứng quyền CVJC2003 (16/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật