Thứ Bảy, 05/09/2020 21:00

Doanh nghiệp nào chuyển từ lãi sang lỗ đậm nhất sau soát xét

Theo thống kê của Vietstock, trong tổng số 526 doanh nghiệp công bố BCTC soát xét 6 tháng đầu năm 2020, có tổng cộng 438 doanh nghiệp báo lãi và 88 ghi nhận lỗ. Trong đó, 136 doanh nghiệp có lãi giảm sau soát xét, 30 doanh nghiệp tăng lỗ, 8 doanh nghiệp lãi chuyển lỗ, 3 doanh nghiệp lỗ chuyển lãi, 101 doanh nghiệp tăng lãi và 9 doanh nghiệp giảm lỗ sau soát xét.

Câu 1: Doanh nghiệp nào chuyển từ lãi sang lỗ đậm nhất sau soát xét?

CTCP Tập đoàn Đất Xanh (HOSE: DXG) ghi nhận lỗ hơn 488 tỷ đồng sau soát xét, trong khi báo cáo tự lập có lãi hơn 38 tỷ đồng.

Trong quá trình kiểm toán, E&Y đã xác định khoản chuyển nhượng cổ phần tại LDG thực hiện vào tháng 7 là phát sinh sau niên độ và yêu cầu DXG phải trích lập dự phòng 526 tỷ đồng.Điều này đã làm cho chi phí tài chính của DXG tăng mạnh lên 679 tỷ đồng, gấp 4.4 lần so với BCTC tự lập. Tính đến ngày 30/06/2020, khoản đầu tư vào LDG có giá trị ghi sổ 542 tỷ đồng, trong khi đầu năm là 1,079 tỷ đồng.

Câu 2: Sau soát xét, doanh nghiệp nào có lãi giảm mạnh nhất về giá trị tuyệt đối?

Xét về tuyệt đối, CTCP Tập đoàn Đại Dương (HOSE: OGC) ghi nhận chênh lệch giảm lãi 6 tháng đầu năm nhiều nhất sau soát xét. Mức lãi 156 tỷ đồng trong báo cáo tự lập đã “bay” 71% sau soát xét, xuống còn hơn 44 tỷ đồng. Nguyên nhân sụt giảm đến từ chi phí quản lý doanh nghiệp bất ngờ tăng cao 162% sau kiểm toán, ghi nhận 180 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, kiểm toán cũng đặt biệt nhấn mạnh sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của Công ty khi lỗ lũy kế hơn 2,722 tỷ đồng tại ngày 30/06. Đồng thời, phía kiểm toán cũng lưu ý về các khoản tài sản và nợ tiềm tàng của OGC.

Sự càn quét của đại dịch Covid-19 khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2020 phải hứng chịu những đòn giáng vô cùng tàn khốc. Chưa dừng lại ở đó, “đượm buồn” hơn khi lãi sau soát xét của các doanh nghiệp còn đột ngột “bốc hơi” so với con số trong báo cáo tự lập.
Sự càn quét của đại dịch Covid-19 khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2020 phải hứng chịu những đòn giáng vô cùng tàn khốc. Chưa dừng lại ở đó, “đượm buồn” hơn khi lãi sau soát xét của các doanh nghiệp còn đột ngột “bốc hơi” so với con số trong báo cáo tự lập.

Sự càn quét của đại dịch Covid-19 khiến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong nửa đầu năm 2020 phải hứng chịu những đòn giáng vô cùng tàn khốc. Chưa dừng lại ở đó, “đượm buồn” hơn khi lãi sau soát xét của các doanh nghiệp còn đột ngột “bốc hơi” so với con số trong báo cáo tự lập.

Câu 3: Doanh nghiệp nào tăng lãi mạnh nhất sau soát xét?

Dẫn đầu trong top tăng lãi mạnh sau soát xét là CTCP Sara Việt Nam (HNX: SRA) với lãi gấp 50 lần so với con số trong báo cáo tự lập. Tuy nhiên, kết quả vẫn giảm so với cùng kỳ. Trong đó, SRA ghi nhận doanh thu đạt 156 tỷ đồng và lãi ròng gần 17 tỷ đồng, lần lượt giảm 2% và 58% so cùng kỳ. Việc thua lỗ cổ phiếu AMV của Dược và Trang thiết bị Y tế Việt Mỹ (HNX: AMV) góp phần không nhỏ vào đà đi lùi của SRA.

Được biết, SRA đã bán hết khoản chứng khoán với giá trị hơn 16 tỷ đồng (tính tại đầu năm 2020 và chấp nhận thua lỗ). Nhìn rộng ra trước đó, giá trị khoản đầu tư này cũng đã giảm phân nửa trong năm 2019.

Trạng Chứng

FILI

Các tin tức khác

>   SIP: Giải trình liên quan đến báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2020 (riêng và hợp nhất) (03/09/2020)

>   FUESSVFL: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 02/09/2020 (03/09/2020)

>   FUEVN100: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 02/09/2020 (03/09/2020)

>   FUESSV30: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 02/09/2020 (03/09/2020)

>   FUESSV50: Thông báo thay đổi giá trị tài sản ròng ngày 02/09/2020 (03/09/2020)

>   XLV: Ngày đăng ký cuối cùng thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản và chi trả cổ tức năm tài chính 2019 (03/09/2020)

>   CTW: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (03/09/2020)

>   VTG: Nghị quyết Hội đồng quản trị (03/09/2020)

>   AMS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 (03/09/2020)

>   ORS: Nghị quyết Hội đồng quản trị (03/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật