Chứng khoán Việt không còn 'yếu bóng vía'?
VN-Index không còn bị át vía bởi Dow Jones sau những gì mà Việt Nam đã thể hiện trong công cuộc kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ nền kinh tế.
"Dow Jones giảm thì VN-Index cũng giảm" - câu nói này chỉ còn đúng một nửa.
Chỉ số đại diện thị trường chứng khoán Mỹ - Dow Jones - rớt 807.77 điểm trong đêm ngày 03/09 theo giờ Việt Nam. Nửa năm trước, đấy là lý do tốt để cổ phiếu tại quốc gia hình chữ “S” lặn sâu trong buổi sáng hôm sau (04/09).
Tuy nhiên, trong ngày giao dịch 04/09, sau khi hòa sắc đỏ cùng các thị trường châu Á vào đầu phiên, lực mua xuất hiện mạnh đã giúp VN-Index thu hẹp đà giảm và kết ngày tại mốc 901.54 điểm.
KHÓA HỌC ONLINE
Chứng khoán Cơ bản
💡 Khai giảng: 28/9/2020
💡 Ưu đãi: 50% ++
Hotline: 0908 16 98 98
>> Đăng ký ngay
|
Đây là một diễn biến quan trọng, không chỉ vì điểm số vẫn ở trên mốc 900 điểm khi thị trường đóng cửa mà bởi vì nó là dấu hiệu rằng giới đầu tư đã ít bị ảnh hưởng hơn bởi những thông tin tiêu cực từ các thị trường chứng khoán quốc tế. Điều này mở đường cho việc nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào bức tranh sáng sủa của các yếu tố cơ bản tại Việt Nam.
Trong tháng 8, Việt Nam là thị trường cổ phiếu tốt nhất thế giới. Các cổ phiếu ngân hàng - ngành được xem là nhạy cảm nhất đối với xu hướng của nền kinh tế - đóng góp 4 trong 10 đầu tàu kéo VN-Index. Những cái tên còn lại là cổ phiếu hàng tiêu dùng, năng lượng như VNM, MWG, SAB, PLX, GAS và cả giấc mộng công nghiệp của đất nước là VIC. 10 cổ phiếu kể trên là bức tranh hoàn hảo về một nền kinh tế đang phát triển với viễn cảnh đầy lạc quan.
Là một trong những quốc gia kiểm soát tốt đại dịch Covid-19, Việt Nam đạt mức tăng trưởng GDP dương trong quý 2/2020. Và cùng với đó, các hiệp định thương mại tự do và các dòng dịch chuyển sản xuất toàn cầu sẽ tiếp tục là những động cơ thúc đẩy cỗ máy xuất khẩu tiến về phía trước.
Theo bộ phận phân tích của Chứng khoán SSI (SSI Research), triển vọng hồi phục kinh tế, thông qua việc sớm kiểm soát dịch bệnh và giải ngân đầu tư công hiệu quả, đóng vai trò quyết định đối với diễn biến dòng vốn ngoại vào thị trường chứng khoán Việt Nam.
Vào giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng đột ngột do Covid-19, khi còn chưa có những số liệu thực tiễn về nền kinh tế, chứng khoán Việt gần như chuyển động cùng chiều với các thị trường chứng khoán quốc tế, một phần bởi yếu tố tâm lý đám đông giữa một môi trường bất định.
Còn hiện nay, với những gì Việt Nam đã thể hiện trên khía cạnh kiểm soát dịch bệnh và bảo vệ nền kinh tế, giới đầu tư Việt không nhất thiết phải vừa đặt lệnh vừa ngóng xem những động thái của các đồng nghiệp ngoại quốc nữa.
Thừa Vân
FILI
|