Thứ Hai, 28/09/2020 08:00

Chứng khoán Đà Nẵng còn lại gì sau khi Việt Nam Equity thoái vốn?

Sau nhiều năm góp vốn vào CTCP Chứng khoán Đà Nẵng (UPCoM: DSC), cổ đông lớn CTCP Việt Nam Equity đã quyết định thoái phần lớn vốn góp tại đây.

Từ ngày 23/09 - 21/10, Việt Nam Equity đăng ký bán hơn 3 triệu cp, ứng với 51% vốn, đang nắm giữ tại DSC. Nếu giao dịch thành công, đơn vị này sẽ giảm sở hữu tại DSC xuống còn 9% vốn điều lệ. Với thị giá hiện tại, Việt Nam Equity đang muốn thoái vốn ở DSC với mức giá khoảng 7,000 đồng/cp thấp hơn so với giá chào sàn (hồi tháng 1/2018) của cổ phiếu này khoảng gần 20%.

Cũng phải nhắc lại là đã từng có thời điểm giá cổ phiếu DSC tăng mạnh và đạt đỉnh 114,000 đồng/cp (11/05/2018). Nhưng từ sau khi đạt đỉnh, giá cổ phiếu này chỉ còn đi theo hướng xuống.

Mới đây, ĐHĐCĐ thường niên 2020 tổ chức hồi cuối tháng 8 của Công ty đã lên kế hoạch tăng vốn lên mức 300 tỷ đồng nhằm bổ sung vốn cho vay margin và vốn lưu động. Đồng thời, việc tăng vốn cũng nằm trong định hướng tăng vốn để thực hiện tự doanh chứng khoán Công ty đề ra cho năm 2020. Mức vốn điều lệ 60 tỷ đồng hiện tại đã được duy trì từ năm 2012 tới nay.

Đối với các công ty chứng khoán (CTCK), mức vốn điều lệ 300 tỷ đồng chỉ đủ thỏa điều kiện tham gia tương đối đầy đủ các nghiệp vụ của CTCK như môi giới, tư vấn, tự doanh. Trong bối cảnh hiện tại, để kinh doanh đầy đủ các mảng như phái sinh, chứng quyền thì vốn cũng phải ở mức tối thiểu 1,000 tỷ đồng. Rõ ràng, DSC sau tăng vốn vẫn chỉ ở thế yếu, đó là chưa kể tới khối ngoại đang rục rịch tăng vốn.

Thực chất, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp này cũng đang gặp khó trong thời gian gần đây.

Sau khi báo lãi đậm 2 năm 2017 - 2018, kết quả kinh doanh của DSC bắt đầu đi xuống. Năm 2019, Công ty lên kế hoạch lãi sau thuế 12 tỷ đồng, giảm một nửa so với năm trước. Tới cuối năm, kết quả Công ty thu về là con số lỗ hơn 115 triệu đồng do thị trường năm này không thuận lợi.

Khó khăn tiếp nối khó khăn khi tình hình kinh tế thế giới và trong nước bất ổn do dịch Covid-19 bùng phát từ đầu năm 2020 khiến DSC chỉ dám lên kế hoạch hòa vốn mà không đưa ra một con số cụ thể. Kết quả nửa đầu năm là minh chứng rõ nhất cho sự khó khăn của Công ty. Doanh thu nửa đầu năm của Công ty chỉ đạt gần 2.7 tỷ đồng, chủ yếu đến từ môi giới chứng khoán. Lỗ ròng ở mức gần 140 triệu đồng.

Thông tin thêm về đợt tăng vốn, lượng cổ phiếu DSC phát hành thêm sẽ được phát hành cho một đơn vị là CTCP Tập đoàn Đầu tư Uniland. Sau đợt phát hành, Uniland sẽ nắm giữ 80% vốn tại đây.

Uniland mới được thành lập từ tháng 4/2019, ban đầu có tên là CTCP Đầu tư Bất động sản Uniland. Doanh nghiệp này đăng ký hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực bất động sản. Trong nửa đầu năm 2020, Uniland đã 2 lần tăng vốn, nâng quy mô vốn điều lệ từ mức 39 tỷ đồng lên 555 tỷ đồng.  

Theo giới thiệu, Uniland hiện đang đầu tư vào các dự án: Uni King Bay – Villa, Uni Riverside City, Dự án Chung cư Nhà Bè, Khu thương mại shophouse Marina Bay. Tuy nhiên, chỉ có dự án khu nghỉ dưỡng Uni King Bay – Villa tại Bình Thuận được đề cập chi tiết hơn cả.

Đáng chú ý, cũng tại ĐHĐCĐ thường niên vừa qua, người đại diện pháp luật của Uniland là ông Lê Văn Trung cùng một người khác là ông Văn Bá Hưng đã được bầu vào HĐQT của DSC thay thế cho Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Trung (đang là TGĐ của Nhà Đà Nẵng) và Thành viên HĐQT Trịnh Hải Hoàn. 

Khi kế hoạch còn chưa được thực hiện thì Equity Việt Nam đã muốn thoái vốn. Dựa vào tình hình hiện tại, nhiều khả năng sân chơi tại DSC sẽ được nhường lại cho Uniland cùng cổ đông lớn hiện tại là CTCP Nhà Đà Nẵng (HNX: NDN) (nắm 10% vốn).

Yến Chi

FILI

Các tin tức khác

>   HDBank phát hành trái phiếu chuyển đổi cho đối tác thuộc Ngân hàng tái thiết KWF của Đức (25/09/2020)

>   Chứng quyền CVJC2003: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (25/09/2020)

>   CVJC2003: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn Chứng quyền CVJC2003 (25/09/2020)

>   CVNM2006: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn Chứng quyền CVNM2006 (25/09/2020)

>   Chứng quyền CVNM2006: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (25/09/2020)

>   Chứng quyền CHDB2005: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (25/09/2020)

>   CHDB2005: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn Chứng quyền CHDB2005 (25/09/2020)

>   CVHM2004: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn Chứng quyền CVHM2004 (25/09/2020)

>   Chứng quyền CVHM2004: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền do đáo hạn (25/09/2020)

>   NCT: BCTC quý 1 năm 2020 (25/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật