Thứ Hai, 07/09/2020 10:59

Ai sẽ bị vạ lây nếu hãng sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc bị Mỹ cấm vận?

Hàng loạt khách hàng và nhà cung ứng trên khắp toàn cầu sẽ bị cuốn vào cuộc chiến công nghệ giữa hai siêu cường lớn nhất thế giới nếu Semiconductor Manufacturing Industry Corporation (SMIC) – nhà sản xuất chip silicon lớn nhất của Trung Quốc – bị Mỹ cấm vận.

Chính quyền Trump đang cân nhắc khả năng thêm SMIC vào danh sách đen về thương mại. Nói cách khác, các nhà cung ứng của Mỹ buộc phải xin giấy phép trước khi giao dịch hàng hóa với công ty này, phát ngôn viên của Lầu Năm Góc (Pentagon) nói với Reuters trong ngày 04/09.

“Việc thêm SMIC vào danh sách đen có thể gây gián đoạn chuỗi cung ứng của gã khổng lồ Trung Quốc, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất cảm biến CMOS, bấm vân tay trên điện thoại thông minh và các sản phẩm liên quan đến mạch tích hợp quản lý năng lượng”, Eric Tseng, Tổng Giám đốc của công ty nghiên cứu ngành bán dẫn Isaiah Capital & Research, cho hay.

Hàng loạt khách hàng và nhà cung ứng trên khắp toàn cầu sẽ bị tác động nếu nhà sản xuất chip silicon lớn nhất của Trung Quốc bị Mỹ cấm vận.

Ai là nhà cung ứng lớn nhất của SMIC?

ASML Holding là nhà cung ứng lớn nhất cho SMIC. ASML là nhà sản xuất máy quang khắc lớn nhất thế giới, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất mạch tích hợp,

Công ty đặt trụ sở tại Hà Lan này chiếm 11% chi tiêu vốn của SMIC (tính tới ngày 02/04), theo dữ liệu từ Bloomberg. SMIC chỉ chiếm 0.12% doanh thu của ASML trong cùng kỳ.

 

Những nhà cung ứng của SMIC đến từ đâu?

Các công ty tại Mỹ là nhà cung ứng linh kiện nhiều nhất cho SMIC, trong đó các công ty niêm yết tại Mỹ chiếm 10 trong số 30 nhà cung ứng hàng đầu của SMIC.

Nhà cung ứng lớn nhất tại Mỹ là Lam Research (ở Fremont, California), một nhà sản xuất máy khắc plasma được sử dụng trong sản xuất chip silicon. Lam Research chiếm 8.5% chi tiêu vốn của SMIC (tính tới ngày 04/05), đồng thời thu về 1.1% doanh thu từ hãng sản xuất chip silicon lớn nhất của Trung Quốc.

Các công ty niêm yết tại sàn giao dịch Trung Quốc là nhóm nhà cung ứng lớn thứ hai, chiếm 6 trong số top 30 nhà cung ứng hàng đầu của SMIC. Đài Loan đứng thứ 3 với 4 nhà cung ứng, kế tiếp là Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức và Israel ở vị trí thứ 4 với 2 nhà cung ứng.

Ai là nhà cung ứng lớn nhất của SMIC tại Trung Quốc?

National Silicon Industry Group – vốn sản xuất tấm silicon – là nhà cung ứng có thể bị tác động nhiều nhất bởi sự gián đoạn tại SMIC. National Silicon thu về 26.5% doanh thu từ SMIC (tính tới ngày 01/07). National Silicon chiếm 2.3% chi tiêu vốn của SMIC trong cùng kỳ.

Ai là khách hàng lớn nhất của SMIC?

Huawei Technology là khách hàng lớn nhất của SMIC. Đây là nhà sản xuất thiết bị cơ sở hạ tầng viễn thông 5G lớn nhất thế giới và cũng đang là tâm điểm của cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung.

Huawei – có trụ sở tại trung tâm công nghệ Thâm Quyến – đóng góp 18.7% doanh thu của SMIC tính tới ngày 14/08, theo Bloomberg.

Ai là khách hàng lớn nhất của SMIC tại Mỹ?

Qualcomm sẽ là khách hàng bị tác động mạnh nhất tại Mỹ. Chip của ông lớn công nghệ này được sử dụng trong những chiếc điện thoại của Apple, Motorola và Samsung Electronics. Doanh số bán cho Qualcomm chiếm 8.6% doanh thu của SMIC, dữ liệu cho thấy.

Khách hàng của SMIC tập trung nhiều nhất ở nước nào?

Trung Quốc là “quê nhà” của 13 trong số 38 khách hàng lớn nhất của SMIC, chiếm 20% doanh thu của hãng sản xuất chip này, theo dữ liệu của Bloomberg. Nhóm khách hàng lớn thứ 2 của SMIC nằm ở Đài Loan, chiếm 26%. Mỹ ở vị trí thứ 3, khi có 9 khách hàng trong số 38 khách hàng lớn nhất của SMIC, còn Hàn Quốc đứng thứ 4 với 3 khách hàng.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FILI

Các tin tức khác

>   Tình thế tiến thoái lưỡng nan của kinh tế thế giới (07/09/2020)

>   Hàn Quốc dự kiến tung ra gói ngân sách bổ sung thứ tư gần 6 tỷ USD (07/09/2020)

>   Dân cá cược đặt cửa Trump tái đắc cử (06/09/2020)

>   Sau Huawei, Mỹ cân nhắc cấm vận nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc (06/09/2020)

>   Kinh tế Mỹ có thêm 1.37 triệu việc làm, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 8.4% (05/09/2020)

>   Ý nghĩa của báo cáo việc làm với bầu cử Tổng thống Mỹ (05/09/2020)

>   'Bong bóng du lịch' vỡ tan (05/09/2020)

>   Cơ hội cho Mỹ khi Ấn Độ 'cấm cửa' công nghệ Trung Quốc (05/09/2020)

>   Cách kiếm tiền của các hãng bay mùa dịch (04/09/2020)

>   Lào trước nguy cơ vỡ nợ trái phiếu quốc tế (04/09/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật