AFX: Hủy đấu giá trọn lô cổ phần do SCIC thoái vốn, lãnh đạo lần lượt tháo chạy
Ngày 07/09/2020, Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo hủy phiên đấu giá cổ phiếu CTCP Xuất nhập khẩu Nông sản Thực phẩm An Giang (UPCoM: AFX) thuộc sở hữu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC).
Nguyên nhân là do tại thời điểm kết thúc kết thúc thời hạn nộp hồ sơ năng lực nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phần của SCIC tại AFX, không có nhà đầu tư nào tham gia.
Trước đó, SCIC thông báo đấu giá cả lô 17.9 triệu cp (tỷ lệ 51% vốn) với giá khởi điểm 18,900 đồng/cp, gấp 2.7 lần mức giá cổ phiếu AFX tại thời điểm công bố thông tin thoái vốn (10/08).
Sau thông tin SCIC muốn thoái vốn, loạt lãnh đạo của AFX đã liên tục tháo chạy. Cụ thể, bà Trần Kim Uyên - Trưởng Ban kiểm soát và ông Trần Xuân Phúc - Phó TGĐ AFX lần lượt bán ra 38,000 cp và 21,800 cp AFX.
Hai người có liên quan đến ông Nguyễn Thanh Xuân - Thành viên HĐQT AFX là ông Nguyễn Thành Nam (em trai) và ông Nguyên Văn Thửa (anh trai) cũng ra sức thoái sạch vốn khỏi đơn vị này.
Kết quả giao dịch nội bộ của AFX
|
Trên thị trường, sau khi thông tin SCIC muốn thoái vốn khỏi AFX, giá cổ phiếu AFX bật tăng mạnh và tạo đỉnh tại mức giá 11,900 đồng/cp (17/08). Hiện, giá đã quay đầu và đang giao dịch quanh mức 9,300 đồng/cp (chốt phiên 09/09/2020) với khối lượng giao dịch bình quân hơn 370,000 cp/phiên trong 1 tháng trở lại đây.
Diễn biến giá cổ phiếu AFX từ đầu năm 2020 đến nay
Nguồn: VietstockFinance
|
Về kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần và lãi ròng của AFX lần lượt đạt 434.6 tỷ đồng và gần 12 tỷ đồng, tăng 3% và 78% so với cùng kỳ. Theo AFX, nguyên nhân là do trong 6 tháng đầu năm 2020, việc mua dự trữ nguyên liệu với giá tốt, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm đưa kết quả kinh doanh chung của công ty hiệu quả hơn so với cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh của AFX qua các năm trở lại đây. Đvt: Triệu đồng
Nguồn: VietstockFinance
|
Tính đến ngày 30/06/2020, tổng tài sản của AFX ghi nhận gần 400 tỷ đồng, giảm 16% so với con số đầu năm. Đáng chú ý, hàng tồn kho cũng giảm mạnh gần một nửa, xuống còn 147 tỷ đồng với 68 tỷ đồng là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. Ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn của AFX lại tăng 35% so với hồi đầu năm, lên hơn 66 tỷ đồng. Trong đó, phải thu ông Trần Chí Thiện (Long Xuyên) gần 24 tỷ đồng.
Tiên Tiên
FILI
|