Thứ Năm, 13/08/2020 14:14

Làm thủ tục phá sản, liệu còn điểm sáng nào cho ‘đại gia bê tông’ Beton 6?

Hơn 60 năm hoạt động trong ngành bê tông, từng tham gia cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều dự án cầu đường lớn; nhưng giờ đây, CTCP Beton 6 (UPCoM: BT6) đang trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Liệu đây có phải là dấu chấm hết cho biểu tượng của ngành bê tông một thời?

‘Chủ động’ yêu cầu phá sản

Trong Nghị quyết ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của Beton 6, Công ty này đã nêu ra loạt khó khăn đang gặp phải như số lượng đơn hàng xây dựng giảm, thiếu hụt vốn trầm trọng, một số dự án lớn mà Beton 6 đã ký trước đó bị trì hoãn hoặc có khả năng bị hủy bỏ…Đáng chú ý nhất trong số đó, Beton 6 cho hay ban lãnh đạo của Công ty đã có quyết định nộp đơn yêu cầu phá sản đến Tòa Án và hiện Tòa đã có quyết định mở thủ tục phá sản đối với Công ty.

Như vậy, doanh nghiệp sản xuất bê tông giàu truyền thống hơn 60 năm tuổi đang đứng trước nguy cơ biến mất hoàn toàn.

Vì đâu nên nỗi?

Beton 6 tiền thân là công trường đúc đà tiền áp Châu Thới thuộc Công ty RMK của Mỹ, chuyên sản xuất các loại cấu kiện bê tông cốt thép cầu đường tại Miền Nam Việt Nam. Sau giải phóng, doanh nghiệp được Bộ GTVT tiếp quản, trong quá trình hoạt động đổi tên thành Công ty Bê tông 620. 

Ngày 28/03/2000, Công ty chính thức chuyển sang hình thức CP với tên gọi CTCP Bêtông 620 Châu Thới. Ngày 18/04/2002, Beton 6 chính thức được niêm yết trên HOSE với giá tham chiếu 23,500 đồng/cp cho ngày đầu tiên giao dịch. Đến 27/11/2015, Công ty đã hủy niêm yết toàn bộ cổ phần của mình trên HOSE (gần 33 triệu cp) với lý do tập trung cơ cấu doanh nghiệp, nâng cao hiện quả sản xuất kinh doanh. Dù vậy, kể từ khi rời sàn HOSE, kết quả kinh doanh của Beton 6 bắt đầu bước vào đà trượt dài.

Thực tế, vào năm 2017 - năm đầu tiên mà Beton 6 báo lỗ (kể từ năm 2002) cũng là năm mà Công ty quay lại với thị trường chứng khoán, tuy nhiên Beton 6 khi đó đã đăng ký giao dịch  trên sàn UPCoM - nơi có những yêu cầu kém khắt khe hơn về tính minh bạch và công bố thông tin. Ngày giao dịch đầu tiên của Công ty trên sàn UPCoM là ngày 06/03/2017 với giá tham chiếu 9,000 đồng/cp.

Sau 3 năm giao dịch trên UPCoM, kết quả kinh doanh của Beton 6 ngày càng bết bát, theo đó giá cổ phiếu BT6 cũng trượt dài, hiện chỉ còn đạt mức giá 900 đồng/cp (kết phiên sáng 13/08).

Diễn biến giá cổ phiếu BT6 kể từ khi lên sàn UPCoM đến nay
Giá cổ phiếu BT6 giảm hơn 85% kể từ đỉnh năm 2018. Nguồn: VietstockFinance

Ngoài kết quả kinh doanh đi lùi, việc mất thanh khoản đã khiến Công ty lâm vào tình cảnh phá sản. Cụ thể, nợ phải trả của Công ty tại thời điểm cuối năm 2019 đạt 913 tỷ đồng, đã vượt hơn 2% so với tổng tài sản của Công ty. Cũng như chính Beton 6 đã trình bày, Công ty đang chịu áp lực rất lớn đến từ các chủ nợ cả nhỏ lẫn lớn. Hiện, toàn bộ tài sản trong Công ty đều bị ngân hàng niêm phong để siết nợ.

Theo BCTC mới nhất của Beton 6, các khoản vay vợ của Công ty đang đến từ các ngân hàng là VietinBank (189 tỷ đồng), Vietcombank (65 tỷ đồng), Eximbank (65 tỷ đồng), NCB (30 tỷ đồng). Đây đều là các khoản vay ngắn hạn và được đảm bảo bằng các khoản phải thu khách hàng cũng như quyền đòi nợ từ các hợp đồng thi công và các tài sản máy móc.

Đối với vay dài hạn, Beton 6 đang nợ hơn 2 tỷ đồng từ Công ty TNHH Cho thuê tài chính quốc tế Việt Nam và 326 triệu đồng từ Công ty TNHH MTV Cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu.

Điểm sáng nào cho Beton 6?

Hiện trong quá trình làm thủ tục, BT6 vẫn đang duy trì hoạt động theo đơn hàng nhưng được sự giám sát của cơ quan chức năng; lực lượng lao động từ hàng ngàn người giảm còn dưới 200 người.

Mặc dù rất nhiều khả năng Công ty này sẽ biến mất trên thị trường sau khi Tòa án hoàn tất thủ tục phá sản, thực hiện thanh lý tài sản… của Công ty. Nhưng trong Nghị quyết ĐHĐCĐ của Beton 6, Công ty vẫn đề ra đường hướng có phần khá lạc quan như đề ra mục tiêu chiến lược trung và dài hạn cho giai đoạn 2020 - 2026 bao gồm tái cấu trúc cơ cấu Công ty, tái cấu trúc các khoản nợ phải trả hiện có, triển khai các sản phẩm công nghệ mới, thậm chí kêu gọi nhà đầu tư chiến lược, hợp tác cùng nhà đầu tư trong và ngoài nước để trở thành Tập đoàn đứng đầu ngành xây dựng nội địa...

Thực tế, trong lịch sử của thị trường chứng khoán, việc các Công ty có thể trở mình sau khi phá sản là có xảy ra. Tuy nhiên, đây là phải là sự ‘lạc quan tếu’ của Beton 6 hay không thì cần thời gian để trả lời.

Trước đó, trong hơn 60 năm hoạt động, Beton 6 đã từng tham gia thi công cung cấp nguyên vật liệu cho nhiều dự án cầu đường lớn như cầu Phú Mỹ, cầu Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ, cầu Rạch Miễu, hầm Hải Vân, cao tốc TP HCM - Trung Lương, cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây...

Như Xuân

FILI

Các tin tức khác

>   VTB: BCTC quý 2 năm 2020 (13/08/2020)

>   VTB: BCTC Hợp nhất quý 2 năm 2020 (13/08/2020)

>   Chậm nộp tiền thuế, PXT bị cưỡng chế gần 3.5 tỷ đồng (13/08/2020)

>   QNS: Nghị quyết Hội đồng quản trị (13/08/2020)

>   Ngôi độc tôn trên ‘sân chơi’ trái phiếu doanh nghiệp bắt đầu lung lay? (13/08/2020)

>   HVA: Báo cáo tài chính quý 2/2020 (13/08/2020)

>   HCS: Nghị quyết Hội đồng quản trị (13/08/2020)

>   EMS: Nghị quyết Hội đồng quản trị (13/08/2020)

>   HVA: Báo cáo tài chính quý 1/2020 (13/08/2020)

>   THS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 (13/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật