Hàng quán TP.HCM đóng cửa 'nằm im' khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại
Hàng quán, tiệm thời trang… đóng cửa hàng loạt. Nhiều con phố mua sắm quen thuộc của người trẻ vắng hơn. Vừa gượng dậy chưa được bao lâu, dịch Covid-19 bùng phát khiến nhiều người kinh doanh tại TP.HCM càng lao đao.
Hàng loạt quán xá trên đường Phan Xích Long đóng cửa, trả mặt bằngThúy Hằng
|
Đường Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận, con đường ăn uống sầm uất với đủ món ngon 3 miền, đủ các thương hiệu trà sữa cũng như các quán nhậu chưa có lúc nào vắng như đợt này. Hàng chục hàng quán đóng cửa, treo biển trả mặt bằng, từ những hàng quán nhỏ cho tới cả nhà hàng 3 tầng lầu kinh doanh đồ ăn Nhật Bản, lẩu nướng Hồng Kông.
Ông Nhan Minh Tùng, nhân viên Công ty Vệ sĩ thép, người làm bảo vệ trước một tiệm trà ở con đường này lắc đầu “buổi tối thì cũng đông hơn chút, ở các quán nhậu. Còn ban ngày thì cô nhìn đấy, vắng hơn trước”.
Điều đáng chú ý, theo ông Tùng, nhiều hàng quán phải đóng cửa, trả mặt bằng từ hồi tháng 3, tháng 4, chưa thể phục hồi thì gặp phải đợt dịch quay trở lại lần này, khiến tình thế chưa thể cải thiện hơn.
Không khó tìm thấy những bằng rôn "cho thuê mặt bằng" trên đường Hai Bà Trưng, Q.1 hay đường Phan Đăng Lưu, Q.Phú Nhuận Thúy Hằng
|
Một nhà hàng lớn trên đường Phan Xích Long trước đây bây giờ phải "trả mặt bằng" Phạm Hữu
|
Ông Tùng (thứ 2, từ phải qua) chia sẻ với người viết Thúy Hằng
|
“Căn nhà này hơn 240 triệu tiền thuê mặt bằng một tháng đấy. Kinh doanh nào chịu cho thấu”, ông Tùng chỉ lên tòa nhà mình đang đứng gần. Vốn là nơi kinh doanh sushi và các món Nhật, nhưng hiện tại, nó treo biển “trả mặt bằng” cách đây 4 tháng.
Một nhân viên tiệm trà Comebuy, số 137 Phan Xích Long, Q.Phú Nhuận, TP.HCM thừa nhận trong thời gian này, quán vắng khách uống trực tiếp hơn, "mọi người ưu tiên mua qua ứng dụng đặt đồ ăn, để được giao tận nhà", nữ nhân viên này nói.
Trên vỉa hè đường Phan Xích Long, rất đông các bạn trẻ làm công việc giao đồ ăn, chuyển hàng, xe ôm công nghệ đang chờ được “nổ” đơn hàng. Đức Lương, 20 tuổi, tài xế giao đồ ăn, cho biết từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trở lại, số đơn hàng anh giao cho khách cũng đều đều, không giảm đi so với đợt trước. Tuy nhiên, rõ ràng anh cảm nhận được con đường mình đang đứng khách vắng vẻ hơn, khi mà nhiều hàng quán đóng cửa, treo biển trả mặt bằng hơn. “Khách thường muốn mua đồ ăn về nhà hơn là ra ngoài tiệm. Trung bình cứ 20 tới 25 phút, em được “nổ” một đơn hàng”.
Không chỉ là những cửa hàng nhỏ, mới khởi nghiệp của người trẻ gặp khó, nhiều cửa hàng có thương hiệu cũng đóng cửa trong dịch Covid-19 Thúy Hằng
|
Nhiều cửa hàng đóng cửa từ sau tháng 1.2020, khi dịch Covid-19 mới xuất hiện ở Việt Nam và cho đến thời điểm này chưa thể gượng dậy Ảnh Thúy Hằng
|
Trên con đường Hai Bà Trưng, Q.1, địa chỉ quen thuộc để giới trẻ mua sắm thời trang, phụ kiện cho đi du lịch cũng không ít cửa hiệu đóng cửa, treo biển trả mặt bằng, nhiều hàng quán rộng, nằm hai mặt tiền ở góc ngã tư cũng đóng cửa. Anh Đức Tài, 25 tuổi, tài xế công nghệ, lắc đầu ngao ngán “bây giờ buổi tối ra đường Phạm Văn Đồng mới thấy quán nhậu đông đông một chút thôi”.
Rõ ràng, Covid-19 đã và đang ảnh hưởng không nhỏ tới người kinh doanh, và không chỉ trong giới khởi nghiệp mới kinh doanh gặp “sóng gió”, những ông lớn cũng gặp nhiều thách thức, cần nhiều nỗ lực để vượt qua. "Trong khó khăn, tìm thấy cơ hội. Đây là lúc nhiều người mới kinh doanh có thể lựa chọn mặt bằng tốt hơn ở những vị trí mà trước đây họ không thể tìm", anh Trần Mai Khang, 35 tuổi, kinh doanh cà phê đường số 8, khu Trung Sơn, Bình Chánh, TP.HCM nói.
Thương hiệu trà có tên tuổi với nhiều chi nhánh cũng phải đóng nhiều cửa hàng, trong ảnh là tiệm trà ở ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3, TP.HCM Thúy Hằng
|
Các bạn trẻ làm xe ôm công nghệ, shipper buồn bã ngồi đợi khách Thúy Hằng
|
Trên các tuyến đường của TP.HCM, tấm biển "cho thuê mặt bằng" hiện diện nhiều hơn trong dịch Covid-19 Phạm Hữu
|
Thúy Hằng
Thanh niên
|