Thứ Ba, 11/08/2020 09:00

Hàng không quý 2: Không có gì ngoài ảm đạm

Sân bay vắng khách và hàng loạt chiếc máy bay nằm “đắp chiếu” trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến môi trường kinh doanh ngành hàng không thay đổi theo cách mà chúng ta không ngờ đến nhất.

Quý 2/2020 – giai đoạn nhiều quốc gia áp dụng biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại, tổng số chuyến bay khai thác đánh dấu sự lao dốc so với cùng kỳ, giảm 57% xuống còn gần 36,600 chuyến.

Nguồn: Cục Thống kê Hàng không Việt Nam

Ngành hàng không “dính” Covid-19

Mẫu số chung giữa các công ty thuộc lĩnh vực hàng không quý 2/2020 là hoạt động kinh doanh cốt lõi đều lao dốc, thậm chí lỗ.

Khi du lịch giảm mạnh trong bối cảnh phong tỏa, đại dịch Covid-19 tung “cú đấm mạnh” vào lĩnh vực vận tải hàng không vốn gặp nhiều biến động, biên lợi nhuận thấp nhưng lại cần khoản đầu tư khổng lồ.

Để có cái nhìn về tác động của Covid-19, hãy nhìn vào khoản lỗ gộp 3,874 tỷ đồng mà hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines (HVN) phải gánh chịu trong quý 2/2020 – mức lỗ cao nhất trong cả ngành hàng không.

Còn Vietjet (VJC) báo lỗ 1,122 tỷ đồng từ hoạt động vận tải hàng không. Thế nhưng, nhờ ghi nhận lãi lớn từ chuyển giao quyền sở hữu và thương mại tàu bay (hơn 2,000 tỷ đồng), hãng hàng không chi phí thấp này chỉ lỗ gộp khoảng 109 tỷ đồng.

Ở chiều ngược lại, ít bị tác động nhất là hai ông lớn chuyên về ga hàng hóa SCSNCS khi lãi gộp chỉ giảm tương ứng 26% và 15%.

Lý do chính có thể bắt nguồn từ việc các hãng hàng không đẩy mạnh các chuyến bay chở hàng hóa cả trong lẫn ngoài nước ngay khi Covid-19 “xua đuổi” hành khách khỏi sân bay. Bằng chứng là sản lượng hàng hóa quốc tế của SCS giảm 27% so với cùng kỳ, trong khi sản lượng hàng hóa nội địa giảm 14% so với cùng kỳ, thấp hơn nhiều so với mức giảm của số chuyến bay khai thác.

Lực đỡ từ doanh thu tài chính

Ngay khi hoạt động cốt lõi giảm mạnh, lực đỡ từ những khoản thu bất thường bên ngoài hoạt động kinh doanh giúp một số công ty thoát khỏi tình cảnh ngặt nghèo.

Chẳng hạn, SASCO (SAS) ghi nhận doanh thu trượt dốc 91%, giảm mạnh nhất trong nhóm ngành hàng không. Tuy nhiên, khoản doanh thu tài chính 122 tỷ đồng (chủ yếu là lãi tiền gửi và cổ tức) đã cứu ông lớn dịch vụ phi hàng không này “một bàn thua trông thấy”. Nhờ đó, SASCO ghi nhận lãi 36 tỷ đồng.

Ở một trường hợp khác, Vietjet bù đắp cho sự đi xuống của hoạt động kinh doanh cốt lõi bằng 1,174 tỷ đồng doanh thu tài chính và 413 tỷ đồng thu nhập khác, tăng lần lượt 726% và 2,080% so với cùng kỳ. Kết quả là hãng hàng không chi phí thấp trở thành điểm sáng duy nhất trong bức tranh kinh doanh u ám của quý 2/2020 với mức lãi hơn ngàn tỷ đồng.

Nguồn: VietstockFinance

Tuy nhiên, không phải trường hợp nào doanh thu tài chính cũng “cứu” công ty thoát cảnh khó khăn. Đơn cử như ACV dù sở hữu lượng tiền gửi lên tới hơn 33,000 tỷ đồng (tại cuối quý 2/2020) và doanh thu tài chính tăng 28% lên gần 571 tỷ đồng, nhưng vẫn báo lỗ ròng 354 tỷ đồng.

Tính cả thảy, 6/10 doanh nghiệp niêm yết trong ngành hàng không báo lỗ trong quý 2/2020.

Sương mù phủ bóng tương lai

Trước sức ép từ Covid-19, tất cả công ty hàng không đều đặt kế hoạch năm 2020 giảm mạnh so với năm trước, đáng chú ý nhất là Vietnam Airlines đặt kế hoạch lỗ hơn 15,000 tỷ đồng. Tại cuộc họp thường niên 2020, đa số nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng không đều lắc đầu ngán ngẩm trước đại dịch Covid-19 và thậm chí nhiều công ty thừa nhận “cố gắng không lỗ trong năm 2020 đã là một thách thức rất lớn”.

Ngay khi ngành hàng không dần dần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng trong nước thì sự trở lại của dịch Covid-19 với tâm chấn Đà Nẵng một lần nữa tước đi niềm tin đó. Mang trong mình tâm lý lo sợ cùng với một túi tiền bị teo dần vì đại dịch, nhu cầu đi lại bằng hàng không sẽ còn bị tác động tiêu cực trong thời gian tới.

Ngoài ra, các công ty hàng không còn phải đối mặt với một thách thức khác cũng lớn không kém: Khách quốc tế gần như bằng không và cánh cửa vẫn chưa thể sớm mở lại khi dịch bệnh còn diễn biến phức tạp ở bên ngoài.

* Các hãng hàng không châu Á ghi nhận giảm 98% về lượng hành khách quốc tế trong tháng 6

“Mặc dù số chuyến bay khai thác toàn ngành cải thiện đáng kể trong tháng 7, nhưng trước sự trở lại của dịch bệnh, khả năng hồi phục của ngành hàng không trong quý 3/2020 sẽ còn gặp nhiều khó khăn”, các chuyên viên phân tích tại CTCK KBSV nhận định. “Cùng với đó, việc tăng cường tái cơ cấu nợ để vận hành doanh nghiệp càng khiến áp lực lãi vay ngày một lớn hơn cho đến khi hoạt động kinh doanh chính có lãi trở lại”.

Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) – cơ quan đại diện cho các hãng hàng không trên thế giới – cảnh báo sẽ cần tới năm 2024 để lưu lượng lưu thông hàng không toàn cầu trở lại mức trước đại dịch, dài hơn 1 năm so với dự báo trước đó.

“Nửa sau năm 2020, ngành hàng không thế giới sẽ chứng kiến sự phục hồi chậm hơn chúng ta tưởng”, ông Brian Pearce, Chuyên gia kinh tế trưởng của IATA nhận định.

* Vietnam Airlines lên kế hoạch lỗ hơn 15,000 tỷ trong năm 2020

* Vietnam Airlines dưới sức ép khổng lồ của nợ vay ngắn hạn

* Khoản tiền gửi 33,000 tỷ chẳng thể giúp ACV thoát lỗ nặng

Vũ Hạo

FILI

Các tin tức khác

>   Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản giảm 32% trong quý 2 (13/08/2020)

>   Nhượng mỏ đá Tân Cang 8, lãi ròng Cường Thuận IDICO tăng 136% trong quý 2 (10/08/2020)

>   CPC: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (10/08/2020)

>   NST: Báo cáo quản trị công ty bán niên 2020 (10/08/2020)

>   MIM: Ký hợp đồng kiểm toán Báo cáo tài chính năm 2020 (10/08/2020)

>   THB: Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 (10/08/2020)

>   BCF: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (10/08/2020)

>   IDJ: Đính chính báo cáo tài chính năm 2019 của công ty mẹ (10/08/2020)

>   AGG: Quyết định của HĐQT về việc thông qua giao dịch với CTCP Đầu tư XD Du lịch Phước Lộc (10/08/2020)

>   NVL: Các Nghị quyết HĐQT ngày 07/08/2020 (10/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật