Chủ Nhật, 16/08/2020 00:03

Citibank chuyển nhầm 900 triệu USD, người nhận không muốn hoàn trả

Thậm chí đối với Citibank, đây là một khoản tiền rất lớn. Vào ngày 12/08, một nhân viên ở bộ phận cho vay tại Citibank đã chuyển 900 triệu USD tới các chủ nợ của Revlon và dường như họ chuyển khoản trên danh nghĩa của Revlon - gã khổng lồ mỹ phẩm do tỷ phú Ron Perelman sở hữu.

Đây là nhầm lẫn tai hại đã đẩy Ngân hàng này vào cuộc chiến giữa đế chế của tỷ phú Perelman và nhóm quỹ đầu tư sắc bén - chủ nợ của Revlon.

Một chuyên gia tài chính có liên quan đến vụ việc này đã mô tả việc chuyển tiền nhầm giống như "nhặt được tiền rơi trên đường". Và tính tới cuối ngày 14/08, nhóm chủ nợ dường như không muốn trả lại Citibank khoản tiền này.

Việc chuyển nhầm gần 1 tỷ USD có lẽ là một trong những sai lầm ngớ ngẩn nhất trên Phố Wall trong nhiều năm qua và làm dấy lên những lời bàn tán xôn xao trên thị trường tài chính. Câu hỏi mà mọi người đặt ra là: Làm sao chuyện này có thể xảy ra?

Phát ngôn viên của Citibank từ chối nhận định. Đại diện của Revlon cho biết trong một tuyên bố rằng bản thân Revlon chưa trả được khoản nợ này, dù chỉ là một phần nhỏ.

“Đây là một lỗi đánh máy trị giá tỷ đô”, Michael Stanton, cựu cố vấn quá trình tái cấu trúc và phá sản, cho hay. “Nhầm lẫn này có lẽ gây tranh cãi rất lớn tại Citibank”.

Trung tâm trong câu chuyện này là cuộc tranh cãi ngày càng gay gắt giữa Revlon và nhóm chủ nợ - những “người” đã thưa kiện công ty mỹ phẩm này và yêu cầu Revlon trả lại ngay lập tức khoản vay có kỳ hạn đến năm 2023. Phối hợp với UMB Bank, các chủ nợ này khẳng định rằng Revlon đã chuyển một số quyền sở hữu trí tuệ – vốn đã được sử dụng để đảm bảo cho khoản vay của họ – thành vật thế chấp cho khoản nợ mới.

Các chủ nợ này bao gồm Brigade Capital Management, Symphony Asset Management và HPS Investment Partners. Họ đã tìm tới tòa án để buộc Revlon trả lại tài sản thế chấp – có bao gồm cả sở hữu thương hiệu. Citibank – đại diện quản lý khoản vay này – cũng là bị đơn trong vụ kiện, mặc dù họ đang trong quá trình từ bỏ vai trò đại diện.

Quanh khoảng thời gian vụ kiện được đệ trình, gần 900 triệu USD – khoản tiền bằng với tổng vốn gốc của khoản vay, cộng với lãi vay – đã được chuyển sang tài khoản ngân hàng của các chủ nợ, dựa trên nguồn tin thân cận. Hiện tại, Brigade, Symphony và HPS nằm trong số không muốn trả lại tiền, dựa trên nguồn tin thân cận.

“Đây chính là những gì nhóm quỹ đầu tư này ao ước, họ muốn khoản vay được hoàn trả”, Phil Brendel, Chuyên viên phân tích nợ xấu cấp cao tại Bloomberg Intelligence, nhận định. “Với việc Citibank cũng nằm phía bị đơn thì có lý gì họ phải trả tiền lại”.

Khoản thanh toán này được xem là điều bất ngờ được nhóm chủ nợ rất hoan nghênh khi xét tới chuyện khoản vay này đang được giao dịch ở mức 30 xu đổi 1 đồng USD trong hợp đồng nợ, báo hiệu rằng nhà đầu tư không mong sẽ thu hồi hoàn toàn khoản nợ trong điều kiện bình thường.

Ngày 14/08, Citibank vẫn chưa nhận lại được phần lớn khoản tiền chuyển nhầm, mặc dù các khoản hoàn trả chỉ được chuyển nhỏ giọt, dựa trên nguồn thông tin thân cận. Citibank đã khởi động cuộc điều tra nội bộ về vấn đề này.

Việc chuyển nhầm được LevFin Insights đưa tin đầu tiên.

Revlon cho biết họ sẽ chống lại vụ kiện “vô ích” của UMB và ngân hàng không có tư cách kiện vì họ không phải là đại diện cho khoản vay.

“Nhóm chủ nợ này đã nhiều lần viện đến những cáo buộc vô căn cứ nhằm cố gắng làm giàu cho bản thân họ và gây tổn hại cho công ty bằng cách ngăn chặn Revlon thực hiện các quyền theo hợp đồng để đảm bảo nguồn tài chính cần thiết cho chiến lược xoay chuyển tình thế của chúng tôi và vượt qua cơn khủng hoảng Covid-19,” Revlon nói trong một tuyên bố trước đó.

Revlon – trực thuộc công ty MacAndrews & Forbes của tỷ phú Perelman – chật vật tồn tại và cố gắng ngăn chặn sự suy giảm về doanh số giữa lúc cạnh tranh gay gắt từ Estee Lauder và nhóm các công ty nhỏ hơn – vốn sử dụng mạng xã hội để thu hút khách hàng. Gã khổng lồ mỹ phẩm này đã bị giáng đòn nặng nề vì đại dịch và đang cố gắng tái cơ cấu khoản vay 3 tỷ USD.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Cơn đau âm ỉ bên dưới đà hồi phục của nền kinh tế Mỹ (15/08/2020)

>   Phải chăng đà hồi phục của kinh tế Trung Quốc đã bị thổi phồng quá mức? (15/08/2020)

>   Mỹ-Trung hoãn đợt đánh giá về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 (15/08/2020)

>   Ông Trump yêu cầu chủ sở hữu TikTok bán lại tài sản tại Mỹ trong vòng 90 ngày (15/08/2020)

>   Chuyên gia: Kinh tế Mỹ suy giảm hơn nữa nếu không có gói kích thích (15/08/2020)

>   Ấn Độ lại siết hàng Trung Quốc (14/08/2020)

>   Cục Thống kê Trung Quốc công bố các số liệu kinh tế kém tích cực (14/08/2020)

>   Cuộc thanh trừng cho vay P2P khiến nền kinh tế Trung Quốc tổn hại 115 tỷ USD (14/08/2020)

>   Mỹ chính thức thông báo miễn phí vắc xin Covid-19 cho toàn dân, nhiều người không muốn tiêm (14/08/2020)

>   Sau TikTok và WeChat, Alibaba sẽ là mục tiêu kế tiếp của ông Trump? (14/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật