Thứ Sáu, 14/08/2020 11:00

6 công ty chứng khoán đầu tiên trên thị trường giờ ra sao?

Các công ty chứng khoán (CTCK) là một phần không thể thiếu của thị trường chứng khoán. Thuở ban đầu, thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có 6 CTCK. Sau 20 năm thăng trầm của thị trường, các công ty này giờ ra sao?

Ngày giao dịch đầu tiên đã được tổ chức thành công với 2 cổ phiếu niêm yết là REE (CTCP Cơ Điện Lạnh) và SAM (CTCP Cáp và Vật liệu viễn thông). Tính tới nay, số cổ phiếu niêm yết trên HOSE đã lên tới hơn 380 (10/07/2020).

Cũng tương tự số cổ phiếu niêm yết, những ngày đầu giao dịch, thị trường chỉ có sự tham gia của 6 công ty chứng khoán thành viên là CTCK Sài Gòn (SSI), CTCK Đệ Nhất (FSC), CTCK Bảo Việt (BVSC), CTCK Ngân hàng ACB (ACBS), CTCK Thăng Long (TLS) và CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BSC) làm cầu nối giữa nhà đầu tư với thị trường chứng khoán.

Sau 20 năm cùng trải thăng trầm với thị trường, 6 công ty kể trên nay ra sao?

Quy mô mở rộng sau 20 năm

CTCK Sài Gòn (SSI, nay đổi tên thành CTCK SSI) là CTCK đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Những ngày đầu thành lập, SSI có vốn điều lệ 6 tỷ đồng. Qua nhiều lần tăng vốn trong 20 năm, tới tháng 7/2020, Công ty có vốn điều lệ lớn nhất toàn khối CTCK, đạt hơn 6,029 tỷ đồng.

Tới nay, 3 cổ đông lớn gồm Daiwa Securities (nắm 19.99%), Công TNHH Đầu tư NDH (nắm 9.45%) và Công ty TNHH Bất động sản Sài Gòn Đan Linh (nắm 5.97%) đang nắm giữ 35.41% của Công ty.

CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) tiền thân là Công ty TNHH Chứng khoán BIDV với vốn điều lệ ban đầu là 55 tỷ đồng. Tới nay, BSC có vốn điều lệ 1,220.7 tỷ đồng. Là Công ty lâu đời trên thị trường, BSC cũng đã phát triển đa dạng và cung cấp đủ các dịch vụ tài chính tại thị trường Việt Nam.

Về cơ cấu cổ đông, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tới nay vẫn là cổ đông lớn nhất tại BSC, nắm giữ 79.94% vốn. Cổ đông lớn còn lại của Công ty là quỹ ngoại PYN Elite Fund (Non-Ucits) nắm giữ 7.13% vốn.

CTCK Bảo Việt (BVSC) chính thức hoạt động từ 26/11/1999 với vốn điều lệ ban đầu 43 tỷ đồng. Hiện tại, Công ty có vốn điều lệ hơn 722.3 tỷ đồng.

Tập đoàn Bảo Việt là đơn vị nắm giữ phần lớn vốn của BVSC (59.92%). Ngoài ra, Công ty còn 1 cổ đông lớn khác là Yurie Viet Nam Securities Investment trust (stock) nắm giữ 5.99%.

Một cái tên tiên phong khác là Công ty TNHH Ngân hàng ACB (ACBS), công ty con 100% vốn của Ngân hàng ACB. Ngày đầu thành lập, ACBS có vốn điều lệ 43 tỷ đồng. Hiện tại, vốn điều lệ của Công ty ở mức 1,500 tỷ đồng.

Quá trình tăng vốn của ACBS, BSC, BVSSSI
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Người viết tổng hợp

Trong số 6 công ty chứng khoán đầu tiên, có hai cái tên đã trải qua M&A trong quá trình phát triển đó là CTCK Thăng Long và CTCK Đệ Nhất.

Cụ thể, CTCP Chứng khoán Thăng Long được thành lập từ tháng 5/2000 bởi Ngân hàng TMCP Quân đội (MB). Tới năm 2013, Chứng khoán Thăng Long cùng CTCP Chứng khoán VIT hợp nhất thành CTCP Chứng khoán MB (MBS). Ngày 09/12/2013, sau hợp nhất, công ty đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép hoạt động, đánh dấu thành công của thương vụ hợp nhất công ty chứng khoán đầu tiên trên thị trường.

Về phần CTCP Chứng khoán Đệ Nhất (FSC), Công ty được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thành lập và hoạt động vào tháng 4/2000 với vốn điều lệ 43 tỷ đồng. Đến năm 2008, Công ty nâng vốn điều lệ lên 300 tỷ đồng. FSC hoạt động chủ yếu tại hai địa phương là Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh.

Đến cuối năm 2017, Tập đoàn Tài chính Yuanta (Đài Loan) đã tiến hành mua lại FSC, sở hữu 100% công ty đồng thời đổi tên thành Công ty TNHH Chứng khoán Yuanta Việt Nam (YSVN). Hội sở chính được chuyển về thành phố Hồ Chí Minh. Sau đợt sáp nhập, YSVN đã nâng mức vốn điều lệ lên 1,000 tỷ đồng.

Quá trình tăng vốn của MBSYSVN
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Người viết tổng hợp

Hầu hết đều có vị thế trên thị trường

Là những công ty tiên phong trên thị trường chứng khoán, đến nay hầu hết các công ty đều phát triển với đa dạng và đầy đủ sản phẩm dịch vụ trên thị trường chứng khoán. 6 công ty trên đều có các mảng hoạt động môi giới, cho vay margin, môi giới và bảo lãnh phát hành trái phiếu, dịch vụ ngân hàng đầu tư.

SSI, MBS, YSVN, BSCACBS nằm trong số những CTCK đang cung cấp dịch vụ chứng khoán phái sinh trên thị trường. Trong khi đó, chỉ mới có 3 công ty tham gia mảng chứng quyền có đảm bảo (CW) là SSI, BSC, MBS.

Và chỉ có SSI, MBSACBS cung cấp dịch vụ quản lý quỹ.

Là những lão làng trong khối chứng khoán, các công ty này đều gây dựng được danh tiếng ở mảng môi giới tại thị trường Việt Nam.

Sau nhiều năm hoạt động trên thị trường, SSI đã vươn lên trở thành CTCK dẫn đầu về thị phần môi giới trên sàn HOSE và giữ vững vị trí này trong nhiều năm.

MBS từng dẫn đầu về thị phần môi giới trên sàn HOSE (2009 - 2010). Hiện nay, mặc dù thị phần sụt giảm, song, Công ty vẫn đều đặng có mặt trong top 10 công ty có thị phần môi giới lớn trên HOSE.

Về môi giới cổ phiếu, BVSCBSC là gương mặt thường xuất hiện trong top 10 thị phần trên sàn HOSE. Tuy nhiên, hai công ty này chỉ giữ các vị trí ở nửa dưới.

10 năm trở lại đây, ACBS vẫn thường xuyên có mặt trong top 10 thị phần trên HOSE. Nhưng, từ sau năm 2017, Công ty chịu ảnh hưởng bởi tình hình cạnh tranh trong khối CTCK khiến thứ hạng không còn được như trước nữa.

Trong khi đó, thống kê top 10 thị phần trên HOSE từ năm 2009 không có sự góp mặt của CTCK Đệ Nhất. Trong số 6 CTCK đầu tiên, Đệ Nhất là công ty kém thành tích nhất.

Cho tới khi YSVN mua lại Chứng khoán Đệ Nhất, đơn vị này đã tiến hành một loạt cải cách, liên tục mở rộng các sản phẩm, dịch vụ và tăng vốn điều lệ. Đáng chú ý, chỉ sau gần 1 năm tham gia thị trường phái sinh, Công ty đã có mặt trong top 10 thị phần môi giới phái sinh (nửa đầu năm 2020).

Nguồn: HOSE

Quy mô lợi nhuận tăng mạnh

Nhìn chung, kết quả hoạt động kinh doanh của các CTCK đều bám khá sát với diễn biến của thị trường chứng khoán. Trong giai đoạn khủng hoảng, doanh thu và lợi nhuận của các công ty chứng khoán đều sụt giảm mạnh và ngược lại tăng trưởng mạnh khi thị trường đi lên.

Tuy nhiên, nhìn lại suốt quãng thời gian đồng hành cùng thị trường, 6 đơn vị đầu tiên đều đã có được những bước tiến trong hoạt động kinh doanh. Quy mô doanh thu của các CTCK này đều được mở rộng so với thời sơ khai.

Chẳng hạn như SSI, năm 2003, Công ty chỉ đạt lợi nhuận sau thuế vỏn vẹn hơn 108 triệu đồng. Tới năm 2019, lợi nhuận sau thuế lên tới hơn 907 tỷ đồng. Công ty trở thành một trong những CTCK dẫn đầu về lợi nhuận trong khối.

Doanh thu và lợi nhuận năm 2019 của MBS, BSC, BVSCACBS đều tăng so với thời kỳ đầu. Tới năm 2019, MBS báo lãi sau thuế gần 230 tỷ đồng, BSC, BVSCACBS báo lãi trong khoảng 110 - 130 tỷ đồng.

Còn ở YSVN, Công ty đã bắt đầu ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực sau đợt tái cơ cấu từ năm 2017. Quy mô doanh thu năm 2019 đạt gần 246 tỷ đồng, gấp gần 3 lần so với năm 2017. Năm 2019, YSVN báo lãi hơn 20 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh của 6 CTCK đầu tiên từ năm 2003 – 2019
Đvt: Tỷ đồng

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   WCS: Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 (12/08/2020)

>   WCS: Giải trình liên quan đến Báo cáo tài chính bán niên soát xét năm 2019 (12/08/2020)

>   TVP: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (12/08/2020)

>   QPH: Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 (12/08/2020)

>   VLP: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (12/08/2020)

>   EMC: BCTC 6 tháng đầu năm 2020 (12/08/2020)

>   TOP: Báo cáo tài chính bán niên năm 2020 (12/08/2020)

>   CC1: Giải trình chênh lệch lợi nhuận BCTC Tổng hợp 6 tháng 2020 (12/08/2020)

>   PRT: Giải trình liên quan đến báo cáo tài chính quý 2/2020 (12/08/2020)

>   PVM: Giải trình liên quan đến báo cáo tài chính quý 2/2020 (12/08/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật