Thứ Sáu, 24/07/2020 14:41

Tăng trích lập dự phòng, lãi trước thuế quý 2 của ACB giảm nhẹ

Theo BCTC hợp nhất quý 2/2020 của Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) vừa công bố, trong quý 2, Ngân hàng tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng gấp 4 lần cùng kỳ, do đó lãi trước và sau thuế quý 2 giảm nhẹ 1% còn 1,895 tỷ đồng và 1,522 tỷ đồng.

Trong quý 2, thu nhập lãi thuần của Ngân hàng tăng 7% so với cùng kỳ năm trước, đạt gần 3,112 tỷ đồng, trong khi lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm 18% còn gần 427 tỷ đồng.

Các hoạt động khác cho kết quả khả quan hơn cùng kỳ. Hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh lãi gần 71 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 4 tỷ đồng. Hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư lãi hơn 313 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ gần 27 tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh ngoại hối gấp 2.2 lần cùng kỳ khi đem về khoản lãi gần 153 tỷ đồng.

Chi phí hoạt động giảm 8% so cùng kỳ; trong khi chi phí dự phòng tăng mạnh, gấp 4 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 440 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận trước và sau thuế quý 2 của ACB giảm nhẹ 1% so cùng kỳ, còn 1,895 tỷ đồng và 1,522 tỷ đồng.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, do tăng mạnh chi phí dự phòng, gấp 5.5 lần cùng kỳ lên 532 tỷ đồng, nên dù lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 17% (đạt 4,352 tỷ đồng), nhưng lãi trước và sau thuế 6 tháng đầu năm của ACB chỉ tăng 5% và 6% so cùng kỳ, ghi nhận 3,820 tỷ đồng và 3,059 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh hợp nhất quý 2/2020 của ACB. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2020 của ACB

Tại ngày 30/06/2020, tổng tài sản của ACB đạt 396,760 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 6%, lên 283,755 tỷ đồng, chủ yếu là cho vay các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước (99.6%). Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước gấp đôi đầu năm (20,813 tỷ đồng), trong khi cho vay các TCTD khác giảm 34% (7,282 tỷ đồng).

Về nguồn vốn, tiền gửi khách hàng của ACB tăng 7% so với đầu năm, đạt 330,551 tỷ đồng, chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi của các TCTD khác giảm mạnh 93% (1,207 tỷ đồng), tiền vay các TCTD khác giảm 55% (1,159 tỷ đồng).

Một số chỉ tiêu tài chính của ACB tính đến 30/06/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2020 của ACB

Về chất lượng dư nợ cho vay, tổng nợ xấu của ACB tại ngày 30/06/2020 tăng 32% so với đầu năm, lên 1,918 tỷ đồng, trong đó loại bỏ hơn 2,082 tỷ đồng cho vay khách hàng của ACBS. Nợ dưới tiêu chuẩn tăng 48% (348 tỷ đồng) và nợ nghi ngờ tăng 64% (510 tỷ đồng). Qua đó, làm cho tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay tăng nhẹ từ mức 0.54% hồi đầu năm lên 0.68%.

Chất lượng nợ vay tại ngày 30/06/2020 của ACB. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất quý 2/2020 của ACB

Hàn Đông

FILI

Các tin tức khác

>   LienVietPostBank đã nộp hồ sơ đăng ký niêm yết trên HOSE (24/07/2020)

>   Bị cáo Trầm Bê và các đồng phạm được Sacombank xin giảm nhẹ hình phạt (24/07/2020)

>   Giá USD thấp nhất từ đầu năm đến nay (24/07/2020)

>   ‘Nới room tín dụng mang tính khuyến khích nhiều hơn cần thiết thực tế’ (27/07/2020)

>   Trầm Bê xin 'đóng' 171 tỉ đồng thay Dương Thanh Cường (23/07/2020)

>   'Siêu lừa' Dương Thanh Cường và đại gia Trầm Bê 'dắt tay nhau' ra tòa (23/07/2020)

>   Vì sao phải hoãn lộ trình giảm tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn? (23/07/2020)

>   Hoạt động chính sụt giảm, SeABank vẫn báo lãi trước thuế tăng 64% trong nửa đầu năm (23/07/2020)

>   Vay online: Tiền thật, hồ sơ 'rởm' và khách hàng chết đứng (22/07/2020)

>   Vietbank báo lãi quý 2 giảm 61%, nợ xấu tăng 50% (22/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật