Thứ Ba, 07/07/2020 16:02

Sản xuất khẩu trang tiếp tục là cứu cánh của doanh nghiệp dệt may

Dù không mang lại lợi nhuận cao nhưng tính đến hết nửa đầu năm 2020, sản xuất khẩu trang vẫn được xem là “cứu cánh” cho nhiều doanh nghiệp dệt may. Trong phương án sắp tới các doanh nghiệp dệt may cho biết vẫn tiếp tục duy trì sản xuất khẩu trong đồng thời sẵn sàng các phương án ứng phó với diễn tiến mới của dịch Covid-19.

Khẩu trang giúp dệt may duy trì hoạt động

Cung cấp thông tin tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên tổ chức mới đây, ông Trần Như Tùng - Thành viên HĐQT Công ty Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) đã ước tính rằng: Doanh thu quý II/2020 của TCM đạt 39,2 triệu USD (905 tỷ đồng), tăng 15,5%; lợi nhuận sau thuế khoảng 3 triệu USD (69,3 tỷ đồng), tăng 36% so với quý II/2019.

Theo TCM, sở dĩ doanh nghiệp này đạt kết quả kinh doanh khả quan trong quý II là nhờ các đơn hàng khẩu trang vải kháng khẩu và đồ bảo hộ y tế xuất sang Mỹ bù đắp cho sự thiếu hụt trong đơn hàng truyền thống - cụ thể là áo thun.

Cũng nhờ doanh thu quý II có phần cải thiện đã giúp doanh thu 6/2020 tháng của TCM chỉ giảm nhẹ 3,3% so với cùng kỳ với 1.684 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 104 tỷ đồng, tăng 10% so cùng kỳ. Từ tín hiệu tích cực trên, hiện Thành Công vẫn đưa khẩu trang và đồ bảo hộ y tế tiếp tục vào sản xuất cho đến khi dịch bệnh qua đi và các đơn hàng truyền thống quay trở lại.

Khẩu trang vải đang được hơn 100 doanh nghiệp chuyển đổi sản xuất

Giống như TCM, ông Phạm Văn Việt - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Thắng Jean - cho biết, doanh nghiệp này đã xuất khẩu hơn 20 triệu sản phẩm khẩu trang kháng khuẩn với doanh thu vào khoảng 9 triệu USD. Theo ông Việt thì doanh thu từ khẩu trang không đáng kể so với việc sản xuất và xuất khẩu mặt hàng thời trang nhưng hoạt động này đã giúp công ty duy trì sản xuất, giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 3.600 công nhân.

Tương tự, đại diện của Công ty CP May Sông Hồng cho biết từ đầu năm tới nay công ty đã sản xuất 30 triệu khẩu trang, 10 triệu sản phẩm bảo hộ y tế. Việc sản xuất các sản phẩm này đã trở thành cứu cánh cho lợi nhuận của công ty trong các tháng qua. Đáng chú ý, với những lợi thế mở ra từ các Hiệp định Thương mại thế hệ mới, đặc biệt là từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), ông Bùi Đức Thịnh - Chủ tịch HĐQT May Sông Hồng cho biết công ty đã lên kế hoạch sản xuất khẩu trang y tế đưa vào các kênh phân phối chính thức và đang tiến hành các thủ tục để đáp ứng các tiêu chuẩn chặt chẽ của thị trường nước ngoài.

Dù hoạt động sản xuất, xuất khẩu khẩu trang và đồ bảo hộ y tế giúp khá nhiều doanh nghiệp ngành dệt may duy trì hoạt động, tạo việc làm cho lao động trong giai đoạn dịch bệnh nhưng ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP. Hồ Chí Minh (Agtex) khẳng định đây chỉ nên là hoạt động tạm thời. Phân tích cụ thể, ông Hồng cho biết, ước tính tới thời điểm này đã có trên 100 doanh nghiệp dệt may cả nước chuyển sang hoạt động sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế. Ông Hồng nhìn nhận rằng ban đầu hoạt động sản xuất và xuất khẩu khẩu trang là hình thức chuyển đổi tốt nên đã có khá nhiều doanh nghiệp chuyển đổi, dẫn đến số lượng khẩu trang sản xuất ra không thể kiểm soát, trong khi không phải sản phẩm của doanh nghiệp nào cũng đạt được tiêu chuẩn xuất khẩu. Do đó các doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ phương án kinh doanh mặt hàng này.

Nhiều doanh nghiệp dệt may đã sẵn sàng các phương án trước sự diễn biến phức tạp của dịch bệnh

Sẵn sàng ứng phó trước biến động mới

Đánh giá về hoạt động xuất khẩu trong các tháng tới, nhiều doanh nghiệp dệt may nhận định thách thức vẫn còn ở phía trước bởi thời điểm hiện tại dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp tại Châu Âu, Mỹ. Trong kế hoạch hoạt động sắp tới nhiều doanh nghiệp đều khẳng định sẵn sàng phương án ứng phó với sự biến chuyển của đại dịch nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Theo đó, May Sông Hồng cho biết sẽ quản lý chặt nguồn vốn thông qua đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, kiểm soát nguồn cung ứng một cách khoa học và cân đối các khoản đầu tư hiệu quả hơn. Ngoài ra, doanh nghiệp này đã quyết định giãn tiến độ đầu tư Công ty CP May Sông Hồng - Nghĩa Hưng do tình hình không thuận lợi. Ban lãnh đạo doanh nghiệp cho biết sẽ tính toán để nhà máy triển khai tiếp vào cuối năm 2020 hoặc đầu 2021. Đáng chú ý, công ty đã thành lập Ban giám sát thu hồi công nợ để điều chuyển việc lưu chuyển dòng tiền; đồng thời lập quỹ dự trữ khoảng 200 tỷ đồng để chi trả mức tối thiểu cho nhân viên cho các tháng tiếp theo.

Trong khi đó TCM khẳng định sẽ tập trung mạnh cho đội ngũ kinh doanh để tìm kiếm đơn hàng từ mọi nguồn bởi thị trường 6 tháng cuối năm rất khó dự báo. Ngoài ra TCM cũng dự kiến sẽ tăng doanh số bán vải đan kim cho khách hàng trong nước bởi sắp tới nhu cầu vải đan kim ngày càng tăng do doanh nghiệp phải đáp ứng các cam kết theo Hiệp định EVFTA dự kiến có hiệu lực từ 1/8/2020. Mặt khác, với xu hướng bán lẻ trực tuyến (online) càng gia tăng, doanh nghiệp sẽ tập trung khai thác các nhà bán lẻ online.

Thùy Dương

Báo Công Thương

Các tin tức khác

>   Vốn Trung Quốc đổ vào gỗ dán - mặt hàng đang bị Mỹ điều tra (07/07/2020)

>   Đầu tư công - Từ kỳ vọng thành thất vọng (07/07/2020)

>   Hải quan nói gì vụ nhập 5 tỉ USD nhôm Trung Quốc? (07/07/2020)

>   Nguyên Tổng giám đốc Công ty xổ số Đồng Nai bị tuyên phạt 16 năm tù (07/07/2020)

>   Phát hiện 30 doanh nghiệp dùng chứng nhận xuất xứ giả, xuất khẩu hơn 600 tỉ đồng (06/07/2020)

>   Xuất khẩu cao su nửa đầu năm 2020 giảm mạnh (06/07/2020)

>   Tôm hùm, hàu, mực, bào ngư thuế về 0% ngay khi EVFTA có hiệu lực (06/07/2020)

>   Việt Nam ở đâu trong so sánh với khu vực Đông Nam Á? (06/07/2020)

>   Chữa trị vết thương nền kinh tế: Kích cầu nội địa (06/07/2020)

>   Máy bay thế giới ế ẩm, hàng không Việt mạnh tay mua sắm (06/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật