Thứ Năm, 02/07/2020 13:19

IMF: Kinh tế Châu Á sẽ bị thu hẹp lần đầu tiên trong lịch sử

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng kinh tế Châu Á ​sẽ bị thu hẹp “lần đầu tiên trong lịch sử” trong năm nay, đồng thời cảnh báo khu vực này có thể phải mất vài năm để phục hồi.

Trong một bài đăng trên blog được công bố hôm thứ Ba, IMF cho rằng nền kinh tế Châu Á có thể bị giảm quy mô 1.6% trong năm nay - thấp hơn so với dự báo hồi tháng 4 của tổ chức này là “không tăng trưởng”.

Hôm thứ Tư, Changyong Rhee, giám đốc phụ trách khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại IMF, nói trong chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC rằng khu vực này vẫn ở trong tình trạng tốt hơn so với những nơi khác trên thế giới, nhưng một nền kinh tế toàn cầu yếu hơn khiến Châu Á khó tăng trưởng.

Ông nói “Châu Á không thể là ngoại lệ”, khi cả thế giới đang chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Tháng trước, IMF đã giảm dự báo dành cho nền kinh tế toàn cầu. Họ dự báo nền kinh tế thế giới có thể bị thu hẹp 4.9% trong năm nay, trước khi hồi phục để tăng 5.4% trong năm tới.

Châu Á là khu vực đầu tiên bị ảnh hưởng bởi Covid-19, đại dịch được cho là khởi phát từ thành phố Vũ Hán của Trung Quốc. Sau khi virus corona lây lan trên toàn cầu, nhiều Chính phủ đã áp dụng các biện pháp hạn chế sự tương tác và đi lại của người dân, làm giảm nghiêm trọng hoạt động kinh tế.

Rhee cho rằng nền kinh tế Châu Á ​​sẽ phục hồi mạnh mẽ để đạt mức tăng trưởng 6.6% vào năm tới. Tuy nhiên, mức độ hoạt động kinh tế trong khu vực này vẫn sẽ thấp hơn những gì IMF dự báo ​​trước đại dịch, ông nói thêm.

Điều mà chúng tôi lo lắng về Châu Á là sự phục hồi từ năm 2020”, Rhee nói.

Ông giải thích các quốc gia trong khu vực này hiện phụ thuộc rất lớn vào thương mại, du lịch và kiều hối – vốn là những phân khúc của nền kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch.

Ngay cả khi chúng ta phát triển được các giải pháp y tế mới, việc phục hồi của các ngành đòi hỏi sự tiếp xúc nhiều cũng sẽ chậm, ví dụ như du lịch. Vì vậy, tôi nghĩ rằng sự phục hồi của Châu Á sẽ bị kéo dài”, ông nói.   

Và nếu có làn sóng lây nhiễm thứ hai trong khu vực, nhiều Chính phủ có thể không đủ khả năng hỗ trợ nền kinh tế của họ như đã làm trong đợt đầu tiên, Rhee nói thêm.

Điều đó đặc biệt đúng với các nền kinh tế mới nổi của khu vực này, nơi có không gian chính sách “tương đối hạn chế” để phản ứng với đợt bùng phát lây nhiễm trở lại, ông giải thích.

Vì vậy, tôi tự hỏi, nếu làn sóng thứ hai xảy ra, liệu các Chính phủ Châu Á có thể sử dụng những biện pháp kích thích tương tự trong đợt khủng hoảng đầu tiên hay không. Do đó, chúng ta phải quan tâm hơn, thận trọng hơn”, ông nói.

Nhã Thanh (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Sếp Amazon sở hữu khối tài sản hơn 171 tỷ USD, phá vỡ kỷ lục trước đó (02/07/2020)

>   Thủ tướng Đức: EU phải chuẩn bị cho viễn cảnh không thỏa thuận với Anh (02/07/2020)

>   Airbus lên kế hoạch cắt giảm khoảng 15.000 nhân sự (02/07/2020)

>   Đà hồi phục kinh tế Mỹ nguy cơ sụp đổ (02/07/2020)

>   Kinh tế Nhật Bản vượt qua cuộc khủng hoảng COVID-19 như thế nào? (02/07/2020)

>   Hiệp định thương mại Mỹ-Mexico-Canada chính thức có hiệu lực (02/07/2020)

>   Thử nghiệm vắc-xin Covid-19 từ Pfizer cho thấy kết quả tích cực (01/07/2020)

>   Khu ổ chuột lớn nhất Ấn Độ 'đánh bại' Covid-19 (01/07/2020)

>   Goldman Sachs: Đeo khẩu trang bắt buộc có thể cứu vãn kinh tế Mỹ (01/07/2020)

>   Làn sóng phá sản tại Mỹ dâng cao, 3,427 công ty nộp đơn bảo hộ phá sản (01/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật