Thứ Sáu, 17/07/2020 16:14

HOSE: Hoạt động đấu giá cổ phần qua 20 năm

Ngày 16/11/2004, Chính phủ ban hành Nghị định số 187/2004/NĐ-CP về chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần, theo đó một số công ty thành viên của các tổng công ty nhà nước và một số tổng công ty nhà nước quy mô lớn đã trở thành đối tượng để cổ phần hóa. Với mục tiêu thực hiện công khai, minh bạch theo nguyên tắc thị trường, khắc phục tình trạng cổ phần hóa khép kín trong nội bộ doanh nghiệp, gắn với phát triển thị trường vốn TTCK từ khi triển khai quy định này đến nay, Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) đã tổ chức trên 550 phiên đấu giá, với trên 6,838 triệu cổ phần và trên 140 triệu quyền mua cổ phần được chào bán, trong đó bán được hơn 4,207 triệu cổ phần và hơn 122 triệu quyền mua cổ phần, qua đó thu về hơn 228,463 tỷ đồng cho các doanh nghiệp bán đấu giá.
Hoạt động đấu giá trong suốt 15 năm qua có thể tóm tắt qua các giai đoạn chính như sau:
- Giai đoạn 2005-2010: các đợt đấu giá thu hút hàng ngàn nhà đầu tư đăng ký tham gia như đợt đấu giá cổ phần của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, Công ty Vận tải Dầu khí, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú Mỹ), Công ty Nhiệt điện Bà Rịa, Công ty kinh doanh Khí hóa Lỏng miền Nam… Tuy nhiên trong hai năm 2008-2009 là giai đoạn khủng hoảng kinh tế thế giới, TTCKVN cũng bị ảnh hưởng mạnh nên số phiên đấu giá thành công sụt giảm mạnh so với giai đoạn trước đó.
- Giai đoạn 2011-2015: đây là giai đoạn hoàn thiện cơ bản hành lang pháp lý hướng dẫn việc thoái vốn, bán cổ phần của doanh nghiệp nhà nước phải gắn với đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK. Một số thương vụ bán đấu giá thành công của những “ông” lớn có thể kể đến như: Công ty TNHH MTV Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO), Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VINATEX), Công ty mẹ - Tổng Cty Hàng không Việt Nam (HVN)…
- Giai đoạn 2016 đến nay: Đây là giai đoạn cơ chế, chính sách về thoái vốn, cổ phần hóa đã được xây dựng tương đối đầy đủ và nhận được sự đồng thuận quyết liệt trong từng doanh nghiệp, từng cá nhân lãnh đạo và người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu. Hai thương vụ bán đấu giá lớn giúp Nhà nước thoái vốn hàng ngàn tỷ đồng đó là Vinamilk và Sabeco. Năm 2018 cũng đã đánh dấu sự bùng nổ các thương vụ IPO lớn với sự tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, nổi bật là IPO của Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn, Tổng công ty Dầu Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Tổng Công ty Lương thực Miền Nam.

(nội dung chi tiết xin xem file đính kèm)

Tài liệu đính kèm:
20200717_1.1 HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ CỔ PHẦN QUA 20 NĂM.pdf

HOSE

Các tin tức khác

>   An Phát Holdings đấu giá thành công 4.3 triệu cp, định giá hơn 6,600 tỷ đồng (22/06/2020)

>   Cổ phần hóa doanh nghiệp ngành Xây dựng: Thua lỗ, chỉ lo bán 'đất vàng'? (22/06/2020)

>   HOSE: Thông báo đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (16/06/2020)

>   HOSE: Thông báo về việc đăng ký làm đại lý đấu giá Công ty Cổ phần Petec Bình Định (27/05/2020)

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá của Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phát Holdings (20/05/2020)

>   EVNGENCO 2 có giá trị cổ phần hóa hơn 46,000 tỷ đồng (20/05/2020)

>   'Sốt ruột' đẩy tiến độ cổ phần hóa (18/05/2020)

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá Tổng Công ty Dầu Việt Nam – CTCP (14/05/2020)

>   HOSE: Thông báo đăng ký tham gia đấu giá cổ phần của Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế Kỹ thuật Việt Nam (11/05/2020)

>   HOSE: Thông báo đăng ký làm đại lý đấu giá Công ty Cổ phần Công trình Đô thị Bến Tre (08/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật