Thứ Ba, 28/07/2020 14:15

Cơn sốt vàng chững lại, giá vàng rớt ngưỡng 58 triệu đồng/lượng

Đà tăng phá vỡ mọi kỷ lục của giá vàng thế giới đang cho thấy tín hiệu chững lại sau khi các hợp đồng vàng tương lai chạm ngưỡng 2,000 USD/oz lần đầu tiên trong lịch sử, khi nhà đầu tư đánh giá xem liệu giá có tăng quá nhanh hay không.

Sau khi chạm ngưỡng 2,000 USD/oz, các hợp đồng vàng tương lai xóa bớt đà tăng khi nhà đầu tư chốt lời và đồng USD hồi phục phần nào. Dù bất ổn kinh tế (vì đại dịch Covid-19) và kỳ vọng có thêm gói kích thích vẫn còn đó, nhưng nhà đầu tư có lẽ cần phải có thêm tín hiệu tích cực trước khi đẩy giá lên cao hơn.

“Đây là mức cao nhất trong lịch sử và ở mỗi khu vực, trader đang cố gắng đẩy giá lên cao hơn nữa”, Brian Lan, Giám đốc quản lý tại công ty giao dịch GoldSilver Central có trụ sở tại Singapore, cho biết, đồng thời lưu ý rằng đà tăng của giá vàng giao ngay đã chững lại ngay khi chạm mức 1,981 USD/oz. “Bạn thấy đấy, lực tăng đã không còn và giá vàng sắp điều chỉnh. Vì vậy, có lẽ bạn sẽ chứng kiến hoạt động chốt lời”.

Hợp đồng vàng tương lai tăng 0.4% lên 1,963.7 USD/oz vào lúc 12h34 ngày thứ Ba (28/07 – giờ Singapore). Giá vàng giao ngay tăng 0.2% lên 1,946.42 USD/oz. Giá bạc giao ngay có lúc tăng hơn 6% lên cao nhất kể từ tháng 4/2013, nhưng sau đó chỉ còn tăng 0.7% lên 24.7518 USD/oz. Chỉ số Dollar Spot của Bloomberg gần như không đổi, mặc dù vẫn ở gần đáy 2 năm.

Giá vàng tại Việt Nam rớt mốc 58 triệu đồng/lượng

Giá vàng Việt Nam giảm về dưới mốc 58 triệu đồng/lượng sau khi vượt ngưỡng này trong buổi sáng. Tại công ty Vàng Bạc Đá Quý Sài Gòn (SJC), giá mua giảm về mức 56.2 triệu đồng/lượng, trong khi giá bán ra xuống mức 57.7 triệu đồng/lượng.

Giá niêm yết lúc gần 11h sáng

Tại Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá mua vàng SJC giảm xuống 55.5 triệu đồng/lượng, còn giá bán ra giảm về mức 57.35 triệu đồng/lượng.

Giá cập nhật vào lúc 14h20

Mặc dù đà tăng của vàng chững lại trong ngày 28/07, nhưng hầu hết nhà quan sát thị trường đều dự báo giá vàng và bạc sẽ còn tăng. Hiện có hàng dài yếu tố tích cực để thúc đẩy giá vàng: Đồng USD suy yếu, căng thẳng địa chính trị leo thang, lãi suất thực giảm và các gói kích thích bổ sung được tung ra.

 “Sự mất giá của đồng USD, lãi suất thực âm, sự bất ổn địa chính trị và căng thẳng trong quan hệ Mỹ-trung đều đang thúc giá vàng lên cao hơn”, Wayne Gordon, Giám đốc điều hành phụ trách giao dịch hàng hóa và ngoại hối tại đơn vị quản lý tài sản của UBS Group AG, nhận định.

* Vốn dịch chuyển sang vàng?

* Bloomberg: Dòng tiền đang chảy từ cổ phiếu sang vàng

* Có nên đầu tư vàng ngay lúc này?

-------------------------------------------------------------------

10h: Vàng thế giới nhảy vọt lên gần 1,975 USD

Vàng thế giới nhảy vọt lên kỷ lục mới trong ngày thứ Ba (28/07), khi đồng USD suy yếu cùng với hy vọng về gói kích thích bổ sung đã lôi kéo nhà đầu tư tìm đến sự an toàn của vàng.

Giá vàng thế giới tăng hơn 34 USD lên gần ngưỡng 1,975 USD/oz.

Chỉ số đồng USD giảm 0.1% xuống gần đáy 2 năm, từ đó giúp vàng trở nên rẻ hơn đối với những ai nắm giữ những đồng tiền khác. 

Các quốc gia châu Á đã áp lệnh giới hạn mới, trong khi lệnh cách ly đối với những du khách từ Tây Ban Nha của Anh quốc đã “dội gáo nước lạnh” vào quá trình tái mở cửa của châu Âu, khi thế giới đối mặt với triển vọng xuất hiện làn sóng lây nhiễm Covid-19.

Hy vọng về đà phục hồi kinh tế nhanh chóng đã tan biến như bọt bóng khi số ca nhiễm Covid-19 chưa có dấu hiệu chậm lại. Hơn 16.35 triệu người đã bị nhiễm Covid-19 trên toàn cầu và gần 650 ngàn người đã tử vong, theo tính toán của Reuters.

Ngày thứ Hai (27/07), Thượng nghị sĩ Đảng Cộng hòa đề xuất gói hỗ trợ Covid-19 trị giá 1 ngàn tỷ USD và sắp phải đàm phán với Đảng Dân chủ về cách giúp người dân Mỹ trong bối cảnh dịch bệnh.

Vàng thường hưởng lợi từ các gói kích thích trên diện rộng của các ngân hàng trung ương vì đây được xem là kênh phòng ngừa lạm phát.

“Với những lo ngại về việc có thêm các biện pháp phong tỏa liên quan đến đại dịch, đồng USD suy yếu, lãi suất thực tiếp tục giảm mạnh, và căng thẳng Mỹ - Trung leo thang, đó là toàn bộ danh sách các yếu tố cơ bản thúc đẩy vàng tăng cao”, Stephen Innes, Chiến lược thị trường toàn cầu tại AxiCorp, chia sẻ.

“Một động lực khác thúc đẩy vàng tăng giá là sự đáp ứng kỳ vọng đối với hành động của Ngân hàng Trung ương Mỹ, khi dữ liệu kinh tế yếu kém và mối đe dọa lây nhiễm không ngừng đang bắt đầu ảnh hưởng đến tâm lý thị trường, và chúng tôi ngờ rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hiện đang rất muốn đối phó với những lo ngại về phong tỏa mới”, các chuyên gia phân tích tại Zaner Metals nhận định.

Trong khi đó, Trung Quốc đã tiếp quản cơ sở lãnh sứ quán của Mỹ ở Thành Đô trong ngày 27/07.

SPDR Gold Trust, quỹ ETF vàng lớn nhất thế giới, cho biết đã tăng lượng vàng nắm giữ thêm 0.5% lên 1,234.65 tấn trong ngày 27/07.

Giá bạc tăng thêm 3.7% lên 25.52 USD/oz, giá bạch kim tiến 0.5% lên 950.41 USD và giá paladi tăng 0.3% lên 2,318.43 USD.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá vàng ngày 28/7: SJC lên đến 58,8 triệu đồng/lượng (28/07/2020)

>   Vốn dịch chuyển sang vàng? (28/07/2020)

>   Vàng thế giới lập kỷ lục mới giữa bối cảnh bất ổn dâng cao (28/07/2020)

>   SJC được giao chỉ tiêu doanh thu 1,1 tỷ USD (27/07/2020)

>   Vàng tăng kỷ lục sát 57 triệu đồng/lượng (27/07/2020)

>   Vượt ngưỡng 1,940 USD, vàng thế giới hướng tới mốc 2,000 USD (27/07/2020)

>   Giá vàng ngày 27/7: Sắp phá đỉnh 9 năm (27/07/2020)

>   Giá vàng thế giới tiến sát đỉnh lịch sử (27/07/2020)

>   Vì sao vàng thế giới sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới? (26/07/2020)

>   Thế giới bất ổn nhìn từ tuần biến động của giá vàng (26/07/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật