Thứ Ba, 09/06/2020 15:23

ĐHĐCĐ TMS: ‘Nếu không có trục trặc, Công ty sẽ có khoản lợi nhuận đột biến trong tháng 8'

Đó là phát biểu của ông Bùi Tuấn Ngọc - Chủ tịch HĐQT CTCP Transimex (HOSE: TMS) trong cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 diễn ra sáng ngày 09/06/2020.

ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 diễn ra sáng ngày 09/06/2020
Kế hoạch và thực hiện lãi trước thuế của TMS qua các năm. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance, Tài liệu ĐHĐCĐ 2020 của TMS

Trong năm 2020, TMS lên kế hoạch lãi trước thuế đạt hơn 368 tỷ đồng, tăng 44% so với thực hiện năm trước. Đây cũng là mức lãi trước thuế cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Ngược lại, doanh thu thuần lại giảm nhẹ 3%, xuống còn 2,279 tỷ đồng.

Ông Bùi Tuấn Ngọc - Chủ tịch HĐQT TMS

Theo ông Bùi Tuấn Ngọc: “Tại sao có khoản lợi nhuận đột biến trong năm 2020 thì chúng tôi chưa chia sẻ vội. Bởi vì chúng tôi vừa ký một hợp đồng bất động sản khu công nghiệp. Thành công hay không còn do đối tác. Nếu không trục trặc gì xảy ra, trong tháng 8 và tháng 9 này, TMS sẽ ghi nhận một khoản lợi nhuận đột biến”.

Ông Ngọc cho biết thêm: “Dịch Covid-19 có vẻ là một may mắn đối với TMS khi kết quả kinh doanh của Công ty không hề bị suy giảm”. Tính đến tuần đầu tiên của tháng 6, Công ty đã hoàn thành xong kế hoạch 6 tháng đầu năm. Bên cạnh đó, cuối tháng này, Công ty sẽ khai trương một chiếc tàu 200 teus, một con tàu lớn nhất của TMS cho đến thời điểm này giúp gia tăng sản lượng hàng hóa cũng như doanh thu.

Ngoài ra, ngày 02/10/2020, Công ty sẽ khởi công một trung tâm Logistics ở Khu Công nghiệp Vĩnh Lộc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Đây cũng là một trong những Trung tâm lớn của cả vùng Đông Nam Á, tổng sản lượng chất xếp lên đến 120,000 Pallet.

M&A tiếp tục diễn ra

Về tình hình M&A của Transimex, Công ty cũng có một bước tiến lớn khi đang nắm 41% CTCP Dịch vụ Vận tải và Thương mại (HNXTJC). Sắp tới ở ĐHĐCĐ của TJC, TMS cũng sẽ đề cử thêm 1 Thành viên HĐQT là ông Lê Duy Hiệp để nắm vị trí chủ chốt chiến lược của công ty này. Hiện TJC đang có 2 con tàu, TMS sẽ kết hợp với TJC để phát triển ở khu vực các tuyến đường sông vùng Vịnh Bắc bộ.

Cũng theo ông Ngọc, nhóm Công ty TMS hiện đang nắm hơn 50% Công ty Vinatrans Đà Nẵng nhưng chưa công bố ra công chúng. Đây là một đơn vị khai thác có hiệu quả, có quỹ đất và một kho ở cùng trong khu đất KCN Hòa Cầm mà Transimex Đà Nẵng đang khai thác và TMS sẽ cải tạo kho thường này thành kho lạnh, kho đông.

Mặt khác, TMS đã thoái vốn khỏi CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH). Theo ông Ngọc, HAH không phải là đơn vị không hiệu quả mà TMS đang quyết định đầu tư vào Cảng Mipec - Một cảng lớn hơn gấp đôi Cảng của HAH, TMS không muốn xung đột quyền lợi giữa các đơn vị ở cùng nhánh sông ở Hải Phòng.

Bổ sung ngành nghề kinh doanh mới

ĐHĐCĐ đã thông qua việc điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung ngành nghề kinh doanh của Công ty.

Nhằm mục đích sinh lời, TMS chỉnh sửa ngành nghề kinh doanh bất động sản, mở rộng phạm vi hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản như đầu tư vốn để thực hiện hoạt động xây dựng, mua, nhận chuyển nhượng để bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản, thực hiện dịch vụ môi giới bất động sản, dịch vụ sàn giao dịch bất động sản, dịch vụ tư vấn bất động sản hoặc quản lý bất động sản.

Ngoài ra, TMS sẽ bổ sung thêm ngành sản xuất điện. Lý do là thực hiện bán điện phát dư từ hệ thống điện năng lượng mặt trời tại Trung tâm kho cảng ICD Transimex và Công ty TNHH MTV Transimex Hi Tech Park Logistics và các địa điểm khác của Công ty có hệ thống điện năng lượng măt trời cho Công ty Điện lực.

Huy động vốn khoảng 400 tỷ đồng cho giai đoạn 2020-2021

ĐHĐCĐ đã thông qua các phương án huy động vốn (thực hiện một trong các phương án hoặc kết hợp đồng thời nhiều phương án) cho tổng nhu cầu dự kiến cho giai đoạn 2020-2021 là 400 tỷ đồng.

Đối với phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi, TMS dự kiến sẽ phát hành 2 triệu trái phiếu (mệnh giá 100,000 đồng/trái phiếu), tương đương với tổng giá trị phát hành 200 tỷ đồng chia đôi làm 2 đợt (quý 4/2020 và quý 3/2021). Kỳ hạn trái phiếu là 2 năm kể từ ngày phát hành với lãi suất 6%/năm. Mục đích cho đợt phát hành này là huy động vốn đầu tư cho các dự án trung tâm Logistics trong giai đoạn 2020-2021 và bổ sung nguồn vốn hoạt động của Công ty.

Về phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ, số lượng cổ phiếu chào bán tối đa bằng 15% tổng số cổ phiếu lưu hành tại thời điểm phát hành. Giá chào bán không thấp hơn 1.3 lần giá trị sổ sách của cổ phần trên BCTC hợp nhất được kiểm toán hoặc soát xét gần nhất tính đến thời điểm phát hành.

Với số lượng cổ phiếu đang lưu hành ước tính tại thời điểm cuối năm 2020 là 80.8 triệu cp, số tiền thu được ước khoảng 418 tỷ đồng. Mục đích TMS phát hành là huy động vốn để thanh toán gốc Trái phiếu TMS 2019 khi đáo hạn, đồng thời cũng bổ sung vốn cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Phương án cuối cùng TMS đưa ra là phát hành trái phiếu trơn. Số lượng trái phiếu TMS phát hành tối đa 400 trái phiếu (mệnh giá 1 tỷ đồng), tương đương với tổng giá trị 400 tỷ đồng. Kỳ hạn trái phiếu từ 3-7 năm theo lãi suất thị trường. Mục đích TMS phát hành là đầu tư các dự án, bổ sung nguồn vốn và tái cơ cấu một số nguồn vốn hoạt động của Công ty.

Các dự án đầu tư của TMS
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 của TMS

Ngoài ra, ĐHĐCĐ cũng thông qua phương án chào bán cổ phiếu riêng lẻ dự phòng cho trường hợp tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vượt giới hạn tối đa 49%, có thể phát sinh trong quá trình chuyển đổi đợt 2 trái phiếu TMSCB2017 vào tháng 6/2020. TMS dự kiến chào bán tối đa hơn 4 triệu cp (mệnh giá 10,000 đồng) trong năm 2020 ngay khi có kết quả chuyển đổi đợt 2 trái phiếu TMSCB2017 thành cổ phiếu và sau khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có ý kiến chấp thuận.

TMS cũng dự kiến sẽ không thực hiện tiếp việc phát hành 150 tỷ đồng trái phiếu trơn TMSBond2019 còn lại của phương án phát hành trước đó do Công ty đã tìm được nguồn vốn vay thay thế với các điều kiện và các khoản tốt hơn (bên cho vay là Công ty Ryobi Holding.,Ltd).

Kết thúc Đại hội, cổ đông cũng thông qua kế hoạch phân phối lợi nhuận năm 2020. Trong đó, TMS dự kiến sẽ chi hơn 163 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 20% và chi hơn 29 tỷ đồng để trích quỹ đầu tư phát triển kinh doanh. Về kế hoạch phân phối lợi nhuận 2019, TMS sẽ trích quỹ đầu tư phát triển kinh doanh hơn 21 tỷ đồng và chi gần 142 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 20% (5% tiền mặt và 15% cổ phiếu).

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   TS3: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (08/06/2020)

>   TAN: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (08/06/2020)

>   TSJ: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (08/06/2020)

>   KCB: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (08/06/2020)

>   VCA: Thông báo về việc ký Hợp đồng kiểm toán năm 2020 (08/06/2020)

>   XDH: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (08/06/2020)

>   PSP: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (08/06/2020)

>   SKH: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (08/06/2020)

>   EME: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (08/06/2020)

>   CPH: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (08/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật