Thứ Năm, 25/06/2020 15:03

Bài cập nhật

ĐHĐCĐ LienVietPostBank: Ước lợi nhuận 6 tháng đầu năm xấp xỉ 1,000 tỷ đồng

Các tờ trình về phát hành cổ phiếu trả cổ tức, niêm yết trên sàn HOSE và tăng room ngoại... đã được ĐHĐCĐ thường niên của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, UPCoM: LPB) thông qua vào chiều ngày 25/06/2020.

Kết thúc Đại hội, tất cả các tờ trình đều được thông qua. Như vậy, ĐHĐCĐ đã thông qua đơn xin từ nhiệm thôi không giữ chức Thành viên HĐQT LPB của ông Nguyễn Đình Thắng và vị trí Phó Chủ tịch HĐQT của ông Nguyễn Đức Cử.

Thảo luận:

So với một số ngân hàng cùng quy mô, LPB có mạng lưới chi nhánh cao nhưng vì sao EPS  thấp hơn?

Ông Phạm Doãn Sơn: Từ cuối năm 2018 đến nửa đầu năm 2019, gần như các phòng giao dịch mới được nâng cấp, còn 100 phòng giao dịch chuẩn bị nâng cấp. Các phòng giao dịch phủ sóng trên toàn quốc, mở mới phải có độ trễ về chi phí, năng suất lao động. Chi phí ban đầu cao nhưng về sau sẽ giảm. Từ sang năm trở đi sẽ tốt. Tăng trưởng tín dụng bán lẻ, dịch vụ bảo hiểm sẽ đem lại kết quả trong thời gian tới. 

Vì sao kéo dài thời gian niêm yết lên HOSE?

Ông Phạm Doãn Sơn: Những năm trước, tình hình tài chính không tốt, cam kết năm nay sẽ niêm yết trước tháng 12.

Thị giá của cổ phiếu LPB có đang thấp?

Ông Phạm Doãn Sơn: Khi chính thức lên sàn và nới room tín dụng, thị giá của LPB sẽ cao hơn. Giá trị thật theo sổ sách của LPB trên 14,000 đồng/cp không kém các ngân hàng khác. Lợi nhuận năm tới sẽ cao.

Hợp tác liên doanh với VNPost có rủi ro cạnh tranh hay không?

Ông Phạm Doãn Sơn: Không ảnh hưởng với nhau vì phân khúc khách hàng khác nhau.

Dư nợ tái cơ cấu bị ảnh hưởng bởi Covid-19?

Ông Phạm Doãn Sơn: Xấp xỉ 5,000 tỷ đồng. Việc tham gia giảm lãi suất hỗ trợ khách hàng, tái cơ cấu sẽ ảnh hưởng từ 300-400 tỷ đồng lợi nhuận.

Tình hình tìm kiếm đối tác nước ngoài như thế nào?

Ông Phạm Doãn Sơn: Đang thông qua tư vấn lựa chọn đối tác có năng lưc tài chính.

Tăng trưởng tín dụng, huy động vốn, nợ xấu trong 6 tháng?

Ông Phạm Doãn Sơn: Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) chỉ cho phép LPB tăng trưởng tín dụng ở mức 10-10.75%, trước mắt có tăng nữa hay không thì phải chờ sự cho phép của NHNN.

ĐHĐCĐ thường niên 2020 của LPB được tổ chức chiều ngày 25/06/2020.

Đầu Đại hội, ông Phạm Doãn Sơn - Tổng Giám đốc LPB cho biết: “Dự kiến đến 30/06/2020, lợi nhuận Ngân hàng sẽ đạt xấp xỉ 1,000 tỷ đồng. Kế hoạch 1,700 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế có thể đạt được, và thậm chí vượt kế hoạch".

Lãi trước thuế đạt 830 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm 2020

Theo thông tin từ LPB, đến hết tháng 5, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đã đạt gần 830 tỷ đồng, thực hiện được 49% kế hoạch lợi nhuận dự kiến trình ĐHĐCĐ.

Đặc biệt, LPB có kế hoạch trích lập dự phòng và mua lại toàn bộ trái phiếu VAMC trong quý 2/2020 nhằm cải thiện chất lượng tài sản.

Mục tiêu tăng 11% dư nợ cấp tín dụng thị trường 1

Do dịch bệnh Covid-19 bùng phát với diễn biến phức tạp, khiến tăng trưởng tín dụng sụt giảm trong khi nợ xấu, nợ quá hạn tiềm ẩn nguy cơ tăng trong thời gian tới do khó khăn từ khách hàng vay vốn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn trả nợ cho ngân hàng.

Vì vậy, LPB dự kiến lợi nhuận trước thuế năm 2020 chỉ đạt 1,700 tỷ đồng, giảm 17% so với kết quả năm 2019. Mục tiêu tổng tài sản cuối năm 2020 đạt 210,000 tỷ đồng và vốn điều lệ đạt 10,700 tỷ đồng, lần lượt tăng 4% và 20% so với đầu năm.

LPB cũng đặt kế hoạch huy động thị trường 1 tăng 1% và dư nợ thị trường 1 tăng 11% so với kết quả năm 2019, lần lượt đạt 168,000 tỷ đồng và 156,000 tỷ đồng.

Với kế hoạch lợi nhuận trên, LPB dự kiến mức cổ tức 2020 là 8%, thấp hơn mức 10% của năm 2019.

Tăng vốn qua phát hành cổ phiếu trả cổ tức 2019 và phát hành riêng lẻ

Ngày 16/03/2020, LPB đã chính thức tăng vốn điều lệ từ hơn 8,881 tỷ đồng lên hơn 9,769 tỷ đồng. Trong đó, Ngân hàng đã phát hành 88.81 triệu cp, bao gồm 82.48 triệu cp trả cổ tức năm 2018 và 6.33 triệu cp từ nguồn thặng dư vốn cổ phần.

Về chi trả cổ tức, LPB tiếp tục dự kiến tăng vốn điều lệ lên mức 10,746 tỷ đồng, thông qua phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức năm 2019 theo tỷ lệ 10% trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành, dự kiến là 97.69 triệu cp, tương đương gần 977 tỷ đồng.

Theo phương án phát hành riêng lẻ, LPB dự kiến tăng vốn điều lệ thêm gần 596 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ 59.58 triệu cp, chiếm 5.54% số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành (dự kiến). Giá phát hành không thấp hơn mệnh giá 10,000 đồng/cp. Mức giá cụ thể do HĐQT quyết định.

Nếu phát hành thành công, vốn điều lệ của LienVietPostBank sẽ tăng lên mức 11,342 tỷ đồng.

LPB dự kiến sẽ sử dụng vốn sau khi phát hành vào đầu tư mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch, mở rộng hoạt động tín dụng, kinh doanh vốn và các hoạt động kinh doanh khác.

Chuẩn bị niêm yết trên HOSE

Ngày 24/04/2019, ĐHĐCĐ thường niên năm 2019 của LPB đã thông qua việc chuyển giao dịch cổ phiếu LPB từ hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (UPCoM) sang niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), hoàn thành trước 31/12/2020.

Hiện Ngân hàng đã hoàn thiện phương án, lựa chọn được đơn vị tư vấn và sẽ triển khai theo tiến độ chấp thuận của Cơ quan Quản lý Nhà nước có thẩm quyền. Dự kiến việc niêm yết cổ phiếu LPB tại HOSE sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2020.

Muốn nâng room ngoại lên mức 10%

LPB cho biết, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của nhà đầu tư nước ngoài (room ngoại) tại Ngân hàng là 5% vốn điều lệ. So với tỷ lệ tối đa theo quy định hiện hành và mặt bằng chung các ngân hàng TMCP đang áp dụng, tỷ lệ này tại LPB là tương đối thấp.

Theo đó, HĐQT LPB sẽ trình cổ đông việc nâng room ngoại từ 5% lên mức tối đa 9.99% vốn điều lệ để phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.

Ái Minh

FILI

Các tin tức khác

>   TCK: Báo cáo thường niên 2019 (25/06/2020)

>   TMT: Điều lệ tổ chức và hoạt động sửa đổi, bổ sung (25/06/2020)

>   HNP: Tờ trình của Hội đồng quản trị trình đại hội đồng cổ đông về việc thông qua danh sách ứng cử, đề cử thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát nhiệm kỳ 2020-2025 (25/06/2020)

>   TTB: Thông báo về việc thay đổi địa điểm tổ chức ĐHĐCĐTN 2020 (25/06/2020)

>   PLP: Tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (cập nhật) (25/06/2020)

>   UIC: Trích Nghị quyết HĐQT về việc ước thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch 6 tháng đầu năm 2020 và kế hoạch SXKD quý 3/2020 (25/06/2020)

>   UDC: Nghị quyết và Biên bản họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (25/06/2020)

>   TPS: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (25/06/2020)

>   UIC ước thực hiện 54% kế hoạch lãi trước thuế sau 6 tháng đầu năm (25/06/2020)

>   ORS: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (25/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật