Thứ Tư, 17/06/2020 09:37

Chưa đưa 5 triệu hộ kinh doanh vào luật Doanh nghiệp

Với 438/457 đại biểu tán thành, sáng 17.6, Quốc hội đã thông qua luật Doanh nghiệp sửa đổi.

Ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý luật Doanh nghiệp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ảnh Gia Hân

Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, sau khi gửi phiếu lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định bỏ quy định về hộ kinh doanh trong luật sửa đổi lần này. Đồng thời, cũng bỏ quy định về chuyển hộ kinh doanh thành doanh nghiệp.

“Để bảo đảm tính liên tục cho đến khi ban hành một luật riêng về hộ kinh doanh, cần thiết giao Chính phủ hướng dẫn đăng ký và hoạt động đối với hộ kinh doanh”, ông Thanh cho hay.

Trước đó, trong dự thảo luật trình Quốc hội, Chính phủ đề nghị bổ sung các quy định về hộ kinh doanh vào luật Doanh nghiệp sửa đổi.

Theo báo cáo của Chính phủ, cả nước có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh, giải quyết hơn 7,9 triệu lao động, tạo ra 2,2 triệu tỉ đồng doanh thu, chiếm khoảng 30% GDP.

Thay đổi "định nghĩa" về doanh nghiệp nhà nước

Một nội dung có nhiều ý kiến là quy định về doanh nghiệp nhà nước. Theo đó, dự thảo luật quy định Doanh nghiệp nhà nước gồm các doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cố phẩn có quyền biểu quyết.

Theo luật hiện hành, doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng, quy định về doanh nghiệp nhà nước như dự thảo luật là chưa phù hợp. Bên cạnh đó, khái niệm doanh nghiệp nhà nước đã thay đổi liên tục, không bảo đảm tính nhất quán, tác động đến cách thức quản lý của các doanh nghiệp, tạo ra sự khác biệt trong cách thức quản lý với các doanh nghiệp khác.

Giải trình về vấn đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, quy định như dự thảo là thể chế hóa chủ trương theo Nghị quyết 12 của T.Ư 5 khóa XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước.

Dự thảo luật đã sửa đổi khái niệm doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc phân chia các loại doanh nghiệp có sở hữu nhà nước theo mức độ sở hữu khác nhau, mỗi loại hình doanh nghiệp có quy định về tổ chức quản trị phù hợp để nâng cao hiệu lực quản trị, công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình, bảo đảm bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác.

Bên cạnh đó, theo ông Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo việc rà soát các luật có liên quan về doanh nghiệp nhà nước để bảo đảm đồng bộ trong hệ thống pháp luật, có hiệu lực thi hành cùng luật Doanh nghiệp (sửa đổi). Từ đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin giữ quy định như dự thảo luật.

Liên quan tới các quy định về doanh nghiệp, ông Thanh cho biết, tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ không quy định về thủ tục thông báo mẫu dấu của doanh nghiệp với cơ quân chức năng đăng ký kinh doanh trong luật.

Luật có hiệu lực từ 1.1.2021.

Lê Hiệp

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Nhập khẩu xe tải và ô tô chuyên dụng từ Trung Quốc tăng vọt (17/06/2020)

>   Ông Trần Hoàng Ngân: 'Doanh nghiệp có lãi năm nay là anh hùng' (16/06/2020)

>   Mỗi năm, hơn 1 triệu dân di cư ra thành phố làm ăn (16/06/2020)

>   Xu hướng đầu tư công hậu Covid-19: Kỳ tích hay bẫy nợ? (16/06/2020)

>   Chủ đầu tư Cocobay và khách hàng đạt được thỏa thuận (16/06/2020)

>   Việt Nam cần công bố hết dịch COVID-19 (16/06/2020)

>   Kiểm toán 60 dự án PPP giảm gần 300 năm thu phí (15/06/2020)

>   Ngành dệt may trước ngưỡng cửa EVFTA: Mừng và lo (15/06/2020)

>   Doanh nghiệp thủy sản bức xúc bị 'đẻ' thêm chi phí cấp giấy xác nhận (15/06/2020)

>   Tập đoàn quốc tế làm ăn ở Việt Nam suốt hàng chục năm kêu lỗ (15/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật