Thứ Ba, 02/06/2020 14:53

CBO: Kinh tế Mỹ có thể mất gần 10 năm để hồi phục hoàn toàn sau đại dịch Covid-19

Đại dịch Covid-19 có khả năng khiến nền kinh tế thiệt hại 7.9 ngàn tỷ USD trong hơn 10 năm tới, thậm chi khi Chính phủ và Fed thực hiện tất cả gói cứu trợ để giảm thiểu thiệt hại của đại dịch, theo ước tính của Chính phủ Mỹ trong ngày thứ Hai (01/06).

Nền kinh tế Mỹ có thể phải mất tới 10 năm để phục hồi hoàn toàn sau đại dịch, Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho biết.

Trong một phân tích thể hiện tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19, CBO cho biết đã giảm dự báo sản lượng kinh tế Mỹ trong giai đoạn 2020-2030 xuống mức 15.7 ngàn tỷ USD, tức giảm 5.3% so với dự báo tháng 1/2020. Sau khi điều chỉnh lạm phát, sản lượng kinh tế thực được ước tính ở mức 7.9 ngàn tỷ USD, giảm 3% so với ước tính ban đầu.

“Doanh nghiệp đóng cửa và các biện pháp giãn cách xã hội có thể kìm hãm chi tiêu tiêu dùng, trong khi đà giảm của giá năng lượng gần đây được dự báo làm giảm nghiêm trọng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng”, Giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO), Phillip L. Swagel cho biết trong lá thư giải đáp thắc mắc từ Thượng nghị sĩ Chuck Schumer. “Theo đánh giá của CBO, những dự luật gần đây sẽ giảm thiểu một phần tác động của dịch Covid-19 đến tình hình kinh tế”.

Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh tế (CARES Act) nhằm giảm thiểu tác động từ Covid-19 và đang bàn luận một biện pháp khác có trị giá lên đến 3 ngàn tỷ USD.

Tuy nhiên, quý 2/2020 có khả năng là giai đoạn GDP Mỹ rớt mạnh nhất trong lịch sử, trong khi tỷ lệ thất nghiệp tháng 5/2020 được dự báo gần 20%, cao nhất kể từ cuộc Đại Khủng hoảng.

Ông Schumer cho biết những ước tính của CBO càng cho thấy Quốc hội Mỹ cần phải thông qua một biện pháp cứu trợ khác.

“Nhằm tránh rơi vào một cuộc Đại Khủng hoảng khác, Thượng viện Mỹ cần phải hành động cấp bách để đảm bảo rằng mọi người dân Mỹ có thu nhập để chăm sóc cho gia đình và một nơi để ở”, vị Thượng nghị sĩ này cho biết.

CBO cho biết đang điều chỉnh giảm ước tính tăng trưởng dài hạn vì mức lạm phát thấp, bất chấp những gói kích thích từ Chính phủ Mỹ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Văn phòng này cũng lên tiếng cảnh báo nhiều khả năng họ sẽ lại điều chỉnh dự báo khi biết nhiều hơn về những tác động từ Covid-19 và ảnh hưởng từ các biện pháp cứu trợ.

Các dự báo kinh tế này có mức không chắc chắn khá cao, nhất là họ không chắc chắn về diễn biến dịch bệnh, tác động của dịch bệnh và các biện pháp giãn cách xã hội, ảnh hưởng từ các động thái chính sách, ông Swagel viết.

Vũ Hạo (Theo WSJ, CNBC)

FILI

Các tin tức khác

>   Trung Quốc đối mặt 'bom hẹn giờ' thất nghiệp do dịch COVID-19 (02/06/2020)

>   Lợi nhuận của các doanh nghiệp Nhật giảm mạnh nhất từ năm 2009 (02/06/2020)

>   Hoạt động sản xuất tại các nhà máy châu Á vẫn ảm đạm (02/06/2020)

>   Trung Quốc ngừng nhập khẩu một số nông sản Mỹ, thỏa thuận giai đoạn 1 lâm nguy (01/06/2020)

>   Biểu tình khiến ngành bán lẻ Mỹ thêm khốn đốn (01/06/2020)

>   Chính phủ Philippines trả tiền để dân thành thị trở về nông thôn (01/06/2020)

>   Nikkei: 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn điều chỉnh chuỗi cung ứng (01/06/2020)

>   Bloomberg: Dịch Covid-19 là cơ hội của các nền kinh tế mới nổi (01/06/2020)

>   Chính phủ Mỹ bán tháo bất động sản ở Hồng Kông (01/06/2020)

>   PMI sản xuất của Trung Quốc bất ngờ mở rộng trong tháng 5/2020 (01/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật