02/06: Đọc gì trước giờ giao dịch chứng khoán?
HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2020 tăng 13%, dự kiến tăng vốn thêm 6,300 tỷ đồng, Tiền lại chảy vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp, Cổ đông lớn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Vận chuyển Sài Gòn Tourist, Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Các giao dịch lớn tại HNG, HSG, PBC và NED... là những tin đáng chú ý.
* HDBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2020 tăng 13%, dự kiến tăng vốn thêm 6,300 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế 2020 tăng 13%, tăng vốn điều lệ, phát hành trái phiếu quốc tế và trái phiếu chuyển đổi là một số nội dung đáng chú ý được Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank, HOSE: HDB) trình ĐHĐCĐ thường niên năm 2020. >>>
* Tiền lại chảy vào cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp. Xu hướng chung của dòng tiền tuần qua là các cổ phiếu vốn hóa vừa và nhỏ, đặc biệt là nhóm bất động sản khu công nghiệp. >>>
* Cổ đông lớn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với Vận chuyển Sài Gòn Tourist. Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã có thông báo thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với CTCP Vận chuyển Sài Gòn Tourist (UPCoM: STT). >>>
* Lãnh đạo mua bán cổ phiếu: Các giao dịch lớn tại HNG, HSG, PBC và NED. Thống kê các giao dịch nội bộ trong tuần giao dịch 25-29/05/2020 cho thấy bên mua đang chiếm thế chủ động. Thaco đã mua thành công gần 15 triệu cp HNG, nâng sở hữu lên 27.63%. Ngược lại, bà Hoàng Thị Xuân Hương - Em gái Phó TGĐ Hoa Sen đã thoái sạch vốn tại HSG. Trong khi đó, ông Trần Văn Huyên - Chủ tịch NED muốn mua vào 16 triệu cp NED. >>>
* Chọn cổ phiếu nào để chào tháng 6?. Các CTCK khuyến nghị mua LTG do dẫn đầu thị phần bảo vệ thực vật và gạo thương hiệu tại Việt Nam, mua HDB nhờ áp lực huy động gia tăng trong bối cảnh thanh khoản kém dồi dào do dịch bệnh, mua VHC do doanh nghiệp dẫn đầu mảng cá tra Việt Nam mảng Collagen và Gelatin tăng trưởng tích cực. >>>
* SK Group nhận chuyển nhượng 25% vốn Imexpharm ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên. Ngay trước thềm ĐHĐCĐ thường niên 2020 của CTCP Dược phẩm Imexpharm (HOSE: IMP), SK Group đã nhận chuyển nhượng tới 25% vốn tại IMP, phần lớn từ Dragon Capital. >>>
* Nikkei: 70% doanh nghiệp Nhật Bản muốn điều chỉnh chuỗi cung ứng. Kết quả khảo sát cho thấy cứ 10 công ty Nhật Bản có nhà máy sản xuất nội địa thì có đến 7 công ty cho biết sẽ điều chỉnh lại chuỗi cung ứng, qua đó cho thấy những nỗ lực tìm kiếm một điểm bình thường mói trong bối cảnh xuất hiện rủi ro từ đại dịch Covid-19. >>>
* Dịch chuyển dòng vốn FDI: Chấm dứt Asiaphoria. Asiaphoria là khái niệm được giới thiệu bởi 2 giáo sư Đại học Harvard, Larry Summers và Lant Pritchett. Theo đó, sự tăng trưởng trỗi dậy vượt bậc liên tục trong suốt nhiều thập niên gần đây của 2 cường quốc châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ dịch chuyển cái rốn của kinh tế thế giới về khu vực châu Á. Và sự thật sẽ như thế nào? >>>
* [IR AWARDS] Lịch công bố thông tin tháng 6/2020 cần nhớ. Trong tháng 6/2020, sự kiện công bố thông tin định kỳ trên thị trường chứng khoán đáng chú ý như hoạt động đảo danh mục của MSCI, FTSE và VNM ETF hay thời hạn tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 khi được chấp thuận gia hạn. >>>
* Thu nhập Việt Nam bao giờ đuổi kịp thế giới?. Hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam thoát nghèo, người dân có mức thu nhập trung bình (2.800 USD) song mới chỉ bằng 20% ASEAN, 40% toàn cầu; thậm chí để bằng Trung Quốc hiện nay sẽ mất 10 năm, bằng Hàn Quốc thì cần 30 năm… >>>
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
* Giá trị giao dịch cổ phiếu trên sàn HNX đạt hơn 11,100 tỷ trong tháng 5/2020
* Góc nhìn 02/06: Tiềm ẩn rủi ro sớm đảo chiều
* Khối lượng giao dịch sàn UPCoM tăng hơn 15% trong tháng 5
* EVN Finance muốn tăng vốn thêm 397 tỷ đồng, tập trung tái cơ cấu và xử lý nợ xấu
* Chào bán cạnh tranh 45 triệu cổ phần của Nhiệt điện Hải Phòng
* Một doanh nghiệp phân phối ô tô bị cưỡng chế gần 4.5 tỷ đồng
* ĐHĐCĐ SC5: Chi 89% lãi sau thuế năm 2019 trả cổ tức tiền mặt
* Phó Chủ tịch tiếp tục muốn gom 1.8 triệu cp SDA
* JPMorgan Vietnam Opportunities Fund chuyển nhượng 2 triệu cp TCB
* Petrolimex muốn bán ra 15 triệu cp quỹ
* HID lên kế hoạch lãi 2020 gấp 2.5 lần năm trước
* Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 01/06
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
* ACB muốn chuyển sàn sang HOSE, phát hành trái phiếu quốc tế
* Tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 3.23% so với đầu năm
* Mừng Tết thiếu nhi, HDBank tặng quà cho khách nhí
* OPEC+ cân nhắc gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng thêm 1 đến 3 tháng
* Giá vàng SJC lên 49 triệu đồng mỗi lượng, tỷ giá trung tâm đi xuống
* 5 tháng thu 52.400 tỉ đồng thuế thu nhập cá nhân
* Chính phủ dự kiến thời điểm sẽ tăng 7% lương cơ sở
VĨ MÔ ĐẦU TƯ
* Khách đến các điểm du lịch tăng mạnh
* Bất động sản chuyển mình sau nốt ‘trầm’ chung?
* Bộ Chính trị đồng ý chuyển một số đoạn cao tốc Bắc - Nam sang đầu tư công
* Hậu dịch COVID-19: Nhận diện các điểm nghẽn kinh tế để tháo gỡ
* Hàng trăm dự án nhà ở chờ cơ chế để tái khởi động
* Bộ GTVT: Kéo dài thu phí BOT để bù đắp chi phí thu tự động không dừng
* Trảng Bom trở thành thị trường tiềm năng với mức giá 'mềm'
* Đại dịch Covid-19: Nhiều DN vẫn kiên cường chống chọi 'tự mình cứu mình'
* Hà Nội xin giữ tiền thoái vốn doanh nghiệp làm đường sắt đô thị 100.000 tỉ đồng
* Thanh tra các 'đại dự án': Phát hiện vi phạm 80 nghìn tỷ đồng
* Cát Linh-Hà Đông: Chưa biết bao giờ tàu chạy, phía Trung Quốc cần gấp 50 triệu USD
* HoREA kiến nghị giãn tiến độ nộp tiền sử dụng đất
* Chiêu gom đất lãi lớn của giới buôn địa ốc
* Dự án trọng điểm dàn hàng... chậm tiến độ
* Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam được thí điểm niêm yết gạo và năng lượng
* PMI tháng 5 đạt 42.7 điểm - tăng 10 điểm so tháng 4
* 'Mở trói' khuyến mãi, kích cầu sau dịch
* 7 xu hướng bất động sản xuất hiện sau giãn cách xã hội
TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
* Trung Quốc ngừng nhập khẩu một số nông sản Mỹ, thỏa thuận giai đoạn 1 lâm nguy
* Biểu tình khiến ngành bán lẻ Mỹ thêm khốn đốn
* Chính phủ Philippines trả tiền để dân thành thị trở về nông thôn
* Campuchia: Vốn hóa TTCK giảm 22% trong quý 1
* Hàn Quốc thúc đẩy ngân sách bổ sung 'lớn nhất trong lịch sử'
* Bloomberg: Dịch Covid-19 là cơ hội của các nền kinh tế mới nổi
* Chính phủ Mỹ bán tháo bất động sản ở Hồng Kông
* PMI sản xuất của Trung Quốc bất ngờ mở rộng trong tháng 5/2020
* IATA: Các hãng hàng không Mỹ Latinh cần ít nhất 3 năm để phục hồi
Khang Di
FILI
|