Thứ Sáu, 08/05/2020 08:56

Những cổ phiếu hạ ‘knock-out’ tự doanh công ty chứng khoán

Có cổ phiếu khiến tự doanh của khối công ty chứng khoán (CTCK) lỗ cả trăm tỷ đồng trong quý 1/2020.

Ngay sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Canh Tý (2020), thị trường chứng khoán đã chứng kiến đợt sụt giảm mạnh. Trong vòng 2 tháng, VN-Index giảm 33% về mức đáy 662 điểm (từ 31/01 - 30/03.) Những phiên giảm tới 5 - 6% dần trở nên bình thường với nhà đầu tư. Thế nhưng, cú sụt giảm này đã có tác động mạnh tới các nhà đầu tư chứng khoán, không chỉ các nhà đầu tư cá nhân mà thậm chí, ngay cả khối tự doanh chuyên nghiệp của các CTCK.

Trong mùa báo cáo tài chính quý 1/2020, hàng loạt CTCK báo lỗ tự doanh trong quý. Có khối tự doanh của công ty lỗ tới hơn 300 tỷ đồng. Theo giải trình của các CTCK, do thị trường chịu ảnh hưởng xấu từ dịch Covid-19 là nguyên nhân chính khiến danh mục tự doanh giảm mạnh. Tới cuối kỳ, danh mục tài sản ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) của nhiều CTCK bị đánh giá giảm mạnh. Bên cạnh đó là những khoản cắt lỗ trong kỳ.

20 CTCK lỗ tự doanh nặng nhất quý 1/2020. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Tổng hợp từ BCTC quý 1 của các CTCK

Vậy, đâu là những cổ phiếu đã knock-out khối tự doanh của CTCK trong quý 1?

Trong danh mục tự doanh của CTCK FPT (FPTS, HOSE: FTS), cổ phiếu MSH ghi nhận khoản đánh giá giảm gần 136 tỷ đồng. Đây là nguyên nhân chính khiến FPTS báo lỗ tự doanh xấp xỉ 134 tỷ đồng. Đáng nói MSH là cổ phiếu chủ lực, có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tự doanh cổ phiếu của FPTS. Nhờ MSH tăng mạnh mà FPTS ghi lãi sau thuế hơn 205 tỷ đồng và vượt kế hoạch năm 2019 chỉ trong 2 quý đầu năm. Sau đó, Công ty đã có động thái đăng ký bán chốt lời đối với cổ phiếu này, tuy nhiên, đều không bán được như ý. Kết quả là MSH đã biến từ "công thần" trở thành "tội đồ" của FPTS.

KHÓA HỌC ONLINE

Chứng khoán Cơ bản

  • Khai giảng: 25/5/2020
  • Ưu đãi 50% ++

Hotline: 0908 16 98 98

>>Đăng ký ngay

Trong khi đó, ROS là khoản tự doanh có giá trị lỗ lớn nhất nhì khối CTCK trong quý 1. CTCK BOS (ART) ghi nhận khoản đánh giá lại hơn 25.4 tỷ đồng và đã cắt lỗ 109.5 tỷ đồng với cổ phiếu này trong quý 1. Như vậy, chỉ riêng ROS đã khiến tự doanh của ART lỗ tới gần 135 tỷ đồng.

DIG lại là cú đòn đau với VDS. Công ty phải đánh giá giảm hơn 59 tỷ đồng với cổ phiếu này vào thời điểm cuối quý 1. Chỉ riêng khoản đánh giá giảm này đã chiếm tới hơn nửa khoản mục chênh lệch đánh giá giảm danh mục FVTPL của VDS trong quý 1. Trong kỳ này, VDS lỗ tự doanh tới gần 104.5 tỷ đồng.

Tự doanh của CTCK SSI chịu ít nhất 2 “cú đòn” là DBCHPG. Cụ thể, DBC khiến tự doanh của SSI lỗ gần 35 tỷ đồng. Trong đó, Công ty đã cắt lỗ gần 7 tỷ đồng và đánh giá giảm gần 28 tỷ đồng. Còn HPG, Công ty phải cắt lỗ gần 7 tỷ đồng và đánh giá giảm hơn 40.3 tỷ đồng với mã này.

Một trường hợp khác là PVP, trở thành khoản tự doanh lỗ nặng nhất của VCBS khi bị đánh giá giảm gần 43 tỷ đồng.

Một số cổ phiếu thì xuất hiện trong danh mục của nhiều CTCK và kéo giảm mảng tự doanh của các công ty này. Điển hình như FPT, cổ phiếu công nghệ này đã khiến SSI đánh giá giảm gần 77 tỷ đồng, FPTS đánh giá giảm hơn 6.2 tỷ đồng, BSI đánh giá giảm hơn 8.5 tỷ đồng.

Trong khi đó, MBB được SSI đánh giá giảm gần 19 tỷ đồng trong khi VDS ghi nhận khoản đánh giá giảm gần 6 tỷ đồng.

MWG cũng khiến SSI phải đánh giá giảm tới 40.5 tỷ đồng và TVS đánh giá giảm hơn 4.5 tỷ đồng.

Một mã khác là ACB có mặt trong danh mục của VDSTVS. Mã này khiến hai công ty kể trên lần lượt phải ghi đánh giá giảm hơn 13.2 tỷ đồng và 19.4 tỷ đồng.

Soi các khoản lỗ FVTPL của các CTCK lỗ nặng tự doanh
Nguồn: Người viết tổng hợp

Vẫn còn nhiều khoản tự doanh khác với con số lỗ không quá lớn. Song, các khoản lỗ nhỏ như vậy cũng góp phần kéo lợi nhuận của khối CTCK nói chung và khối tự doanh nói riêng suy giảm không ít trong quý.

Cũng cần lưu ý một điểm, hầu hết các khoản lỗ tự doanh đều đang ghi nhận ở mục đánh giá giảm, nghĩa là các CTCK vẫn đang nắm giữ. Do vậy, rất có thể các mã này sẽ lại “lấy công chuộc tội” với lợi nhuận của CTCK nếu hồi phục lại trong quý 2.

Chí Kiên

FILI

Các tin tức khác

>   SPC: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (07/05/2020)

>   HRT: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (07/05/2020)

>   NAC: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (07/05/2020)

>   AGG: Thông báo hủy DSNSHCK để thực hiện quyền tham dự ĐHĐCĐTN 2020 (07/05/2020)

>   CLW: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (07/05/2020)

>   DAG: Giải trình chênh lệch lợi nhuận quý 1/2020 so với quý 1/2019 (07/05/2020)

>   PEQ: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (07/05/2020)

>   PME: Nghị quyết HĐQT về việc chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt (07/05/2020)

>   DNM: Báo cáo thường niên 2019 (07/05/2020)

>   Savimex điều chỉnh giảm kế hoạch kinh doanh 2020 do dịch Covid-19 (07/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật