Thứ Ba, 12/05/2020 10:20

Nhà đất bắt đầu 'leo đáy', xuống tiền chiếm cơ hội cuối

Đúng như dự báo, ngay khi VN cơ bản kiểm soát được Covid-19, giá BĐS đã có chiều hướng tăng. Các nhà phân tích nhận định, đây có thể là cơ hội cuối cho các nhà đầu tư trước khi thị trường này bật lên do bị nén quá lâu.

* Giá nhà đất tại Hà Nội và TP.HCM vẫn tăng

* Đua nhau gom nhà đất trước khi thị trường... tỉnh giấc

* 'Săn' nhà đất giá hời thời Covid - 19

Cung giảm, cầu tăng: Tăng giá xuyên dịch

Trong những tháng đầu năm 2020, ảnh hưởng của Covid-19 khiến sức mua trên thị trường BĐS có giảm. Tuy nhiên, do nhu cầu thực quá lớn và nguồn cung bị hạn chế từ cuối năm ngoái, dẫn tới giá BĐS luôn trong trạng thái chực tăng.

Vấn đề này từng được chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lí giải trên cơ sở phân tích sự khác nhau về bản chất giữa các cuộc khủng hoảng. “Nguyên nhân của hai cuộc khủng hoảng trước đây là xuất phát từ chính sách tài chính dễ dãi gây ‘bong bóng’ BĐS. Trong khi đó,thị trường hiện nay trầm lắng là do dịch bệnh khiến mọi người thu mình lại, tập trung vào các nhu cầu thiết yếu”. Từ đó, TS Ánh nhận định, không có căn cứ để kỳ vọng BĐS “nằm đáy” như các cuộc khủng hoảng trước.

Trên thực tế, số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy giá bán BĐS đã có chiều hướng gia tăng, dù số lượng bán ra trong mùa dịch sụt giảm do giãn cách xã hội. Tính đến hết quý 1-2020, giá căn hộ chung cư tại TP.HCM tăng khoảng 3,5%, trong đó căn hộ cao cấp giá tăng giá 2,75%, căn hộ trung cấp tăng giá 3,72%, căn hộ bình dân tăng giá 3,78% so với cùng kỳ năm trước.

Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho rằng, vài năm tới, nguồn cung vẫn khó đáp ứng được lượng cầu ở tất cả các phân khúc BĐS bao gồm nhà ở, kinh doanh, du lịch...

Thống kê mới nhất của Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam cho thấy, trong quý I/2020 lượng căn hộ mở bán chính thức tại Hà Nội chỉ đạt 4.600 căn, đến từ 12 dự án, giảm 65% so với quý IV/2019. BĐS đứng trước tình trạng khan hàng.

Trong khi cung giảm, lượng cầu dự báo tăng mạnh. Theo ông Lê Hoàng Châu (Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM), với công tác kiểm soát dịch Covid-19 hiệu quả, Việt Nam đang nổi lên là một điểm đến an toàn với người nước ngoài và 5 triệu kiều bào trên khắp thế giới. Lượng kiều hối gần 20 tỷ USD/năm được cho là sẽ chuyển hướng thành làn sóng đầu tư BĐS sau khi dịch bệnh kết thúc.

“Xuống tiền” chiếm cơ hội cuối

Có thể nói, giai đoạn trầm lắng vừa qua của thị trường cũng là một cơ hội tốtgiúp các nhà đầu tư có thời gian tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn về thị trường BĐS. Trong đó, đặc biệt quan trọng là các nhà đầu tư và cả khách hàng mua nhà để ở đã nhìn được qua “lăng kính Covid” chủ đầu tư nào uy tín, có nguồn lực vững và vận hành chuyên nghiệp.

“Đây là cơ hội của các nhà đầu tư sở hữu mọi phân khúc BĐS”, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực nhận xét.

Lợi thế của các nhà đầu tư trong thời điểm hiện tại là nguồn cung tuy ít nhưng do tâm lý “giữ tiền phòng thân” và giãn cách xã hội trong nên giao dịch vừa qua có giảm. Để thanh khoản, các chủ đầu tư đang áp dụng nhiều chính sách ưu đãi và đòn bẩy tài chính để hỗ trợ khách hàng.Vì thế đây là thời điểm nhà đầu tư có thể chọn lựa được những sản phẩm phù hợp với nhu cầu vàkhông bị áp lực bởi vấn đề tài chính cá nhân.

Bên cạnh đó, một số chủ đầu tư lớn đã đưa sàn BĐS trực tuyến vào hoạt động, giúp khách hàng dễ dàng kết nối trực tiếp với chủ đầu tư và nắm được thông tin công khai, đầy đủ về dự án dù ở xa. “Chỉ với vài cái nhấp chuột, tôi đã dễ dànghoàn tất giao dịchvà hưởng những chương trình ưu đãi đặc quyền của các dự án lớn ở Hà Nội”, anh Trường Giang, một nhà đầu tư tại Bắc Ninh chia sẻ.

Theo dõi giá BĐS tại khu vực Long Biên và Mỹ Đình từ những ngày trước Tết, theo anh Giang, nếu muốn sở hữu một căn hộ có hồ sơ pháp lý hoàn thiện và đầy đủ tiện ích, trước đây anh phải bỏ ra số tiền chênh lệch không nhỏ. Riêng với mức giá vừa giao dịch, dù vẫn chịu chênh giá nhưng anh đã “lãi” hơn trước 200 triệu đồng. Với kinh nghiệm “chinh chiến” trên thị trường BĐS trong hơn 10 năm qua, anh cho rằng sẽ không thể mua được giá này trong vài tháng tới, thậm chí phải chịu “nhảy cóc” giá vì cầu tăng mạnh sau khi dịch chấm dứt hoàn toàn.

Trong bối cảnh thị trường biến động, các kênh đầu tư khác như vàng, ngoại tệ khá thất thường, lãi suất ngân hàng giảm…, BĐS vẫn cho thấy tính ổn định. Vì vậy, “các nhà đầu tư trong nước có tiền đồng nhàn rỗi đang dần chuyển sang quan tâm tới BĐS nhiều hơn, đặc biệt là các cơ hội đầu tư có khả năng sinh lời ngay từ việc cho thuê và các cơ hội đầu tư có khoản sinh lời cố định, để giúp họ bảo toàn tài sản trong bối cảnh đồng tiền có thể tiếp tục biến động”, như nhận đinh của bà Nguyễn Hoài An, Phó Giám đốc CBRE Việt Nam.

Hoài Nam

Vietnamnet

Các tin tức khác

>   Đua nhau bán rẻ khách sạn vì Covid-19: Cơ hội hay rủi ro cho nhà đầu tư? (11/05/2020)

>   TP.HCM lo ngại tình trạng sốt bất động sản (11/05/2020)

>   Góc nhìn Bất động sản: Vẻ đẹp tiềm ẩn của khu Tây (14/05/2020)

>   Phản ứng của thị trường bất động sản với Covid-19: Những hiện trạng đáng lưu ý (11/05/2020)

>   Hành trình trở thành 'người dẫn đầu' của CenLand (08/05/2020)

>   Bộ Xây dựng vẫn lạc quan về thị trường bất động sản (08/05/2020)

>   Vốn đổ vào bất động sản đang teo lại, thị trường khó khăn thực sự? (08/05/2020)

>   Trước hội nghị trực tuyến với Thủ tướng, doanh nghiệp bất động sản kiến nghị gì? (07/05/2020)

>   Giá nhà đất tại Hà Nội và TP.HCM vẫn tăng (07/05/2020)

>   Cả nước chỉ còn 200 sàn BĐS hoạt động cầm chừng, vô số môi giới thất nghiệp (07/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật