Thứ Năm, 21/05/2020 16:30

Ngoài WeWork, SoftBank đã đổ vốn vào những công ty đình đám nào

SoftBank đã đầu tư hàng trăm triệu USD vào các công ty công nghệ và dịch vụ từ năm 2008. Ngoài WeWork, nhiều startup khác "dưới trướng" SoftBank cũng chịu chung cảnh thua lỗ.

* Tỷ phú Jack Ma dự định rời khỏi Ban lãnh đạo tập đoàn SoftBank

* Công ty của tỷ phú đầu tư Nhật Bản lỗ kỷ lục vì canh bạc 80 tỷ USD

WeWork: 19,9 tỷ USD. WeWork chính là "thất bại" nổi tiếng nhất của SoftBank. Từ startup kỳ lân hàng đầu, được định giá 47 tỷ USD đầu năm 2019, công ty cho thuê không gian làm việc này đã liên tục tụt dốc vì hàng loạt bê bối của CEO, cũng như làm ăn thua lỗ. Sau khi WeWork trì hoãn IPO vào năm 2019 và Neumann rời vị trí CEO, SoftBank đã lên nắm quyền kiểm soát công ty này. WeWork được định giá 8 tỷ USD vào tháng 10019.
Uber: 9,3 tỷ USD. SoftBank sở hữu 15% cổ phần của Uber với tổng số vốn đầu tư hiện tại. Công ty gọi xe công nghệ này đã tiến hành nhiều đợt sa thải kể từ khi IPO, chủ yếu là các mảng Uber Eats và đặt xe. Uber đã bán thị phần Đông Nam Á cho Grab cũng như Uber Eats tại Ấn Độ cho tập đoàn nội địa, Zomato.
Didi Chuxing: 11-15 tỷ USD. Didi Chuxing, Uber và Grab đầu thuộc quỹ Vision Fund của SoftBank. Trong lần định giá mới nhất, giá trị của startup gọi xe hàng đầu của Trung Quốc lên tới 57,6 tỷ USD. SoftBank vừa công bố lỗ ròng 13,3 tỷ USD trong quý I/2020, sau khi mảng đi chung xe bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19.
Grab: 5,8 tỷ USD. Xuất phát từ một startup taxi công nghệ, Grab đã được định giá 14 tỷ USD vào năm 2019. Hiện tại, mảng đồ ăn và tài chính đã đóng góp hơn 50% tổng giá trị giao dịch cho công ty này. Tuy có mức tăng trưởng khả quan nhất nhưng Grab cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của dịch Covid-19 khi nhiều nước tiến hành cách ly toàn xã hội.
Ele.me: 3 tỷ USD. Ngoài đầu tư vào công ty mẹ Alibaba 100 triệu USD, SoftBank đã mạnh tay rót vốn vào công ty giao đồ ăn của tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc này. Năm 2018, Ele.me được định giá 9,5 tỷ USD.
ByteDance: 1,8 tỷ USD. Tập đoàn sở hữu ứng dụng TikTok được định giá 75 tỷ USD và là một trong ít tập đoàn hưởng lợi từ Covid-19. Kỳ lân công nghệ này dự định tung ra bộ công cụ văn phòng cạnh tranh trực tiếp với Google và có thể sẽ phát hành IPO vào cuối năm 2020.
Oyo: 1,4 tỷ USD. Sau “cú lừa WeWork”, chuỗi khách sạn Oyo Hotels & Homes của nhà sáng lập Ritesh Agarwal chính là thảm hoạ đầu tư mới của SoftBank. Đầu năm 2019, tỷ phú Son tự tin mô tả Agarwal là một “ngôi sao” được SoftBank chống lưng. Nhưng khi dịch Covid-19 khiến ngành du lịch toàn cầu "đóng băng", hoạt động của Oyo cũng chịu chung cảnh chật vật để duy trì hoạt động.
Sprint: 21.7 tỷ USD. Với số tiền đầu tư, Softbank đã mua khoảng 70% cổ phần Sprint Nextel, nhà mạng lớn thứ 3 nước Mỹ. Đây là số tiền lớn nhất một công ty Nhật chi trả cho vụ thâu tóm xuyên biên giới. Hiện tập đoàn viễn thông này được định giá 26 tỷ USD.
ARM: 32 tỷ USD. ARM là một công ty nổi tiếng trong giới công nghệ. Công ty linh kiện này từng công cấp cho Apple và Huawei. Năm 2016, Softbank bỏ ra 32 tỷ USD để mua lại công ty này.

Thanh Hoa

ZING

Các tin tức khác

>   Lợi nhuận của Toyota giảm 80%, thấp nhất trong vòng 10 năm (21/05/2020)

>   Lo ô tô cắt khuyến mại, tăng giá (21/05/2020)

>   Mỹ mở rộng cấm vận Huawei, Apple có bị 'vạ lây' ở Trung Quốc? (20/05/2020)

>   Thị trường ôtô châu Âu sụt giảm nghiêm trọng trong tháng Tư (20/05/2020)

>   Giảm 50% lệ phí trước bạ cho ôtô lắp ráp trong nước (19/05/2020)

>   Các hãng chế tạo ôtô hàng đầu của Mỹ bắt đầu hoạt động trở lại (19/05/2020)

>   Trung Quốc phản ứng với động thái mới của Mỹ liên quan tới Huawei (16/05/2020)

>   Hãng sản xuất chip hợp đồng lớn nhất thế giới xây nhà máy ở Mỹ (15/05/2020)

>   Ngành sản xuất ôtô đối mặt với 'khủng hoảng cầu' do dịch COVID-19 (15/05/2020)

>   Apple vất vả thoát Trung Quốc: Về Việt Nam hay Ấn Độ? (14/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật