Thứ Hai, 18/05/2020 08:28

Lợi nhuận và giá cổ phiếu doanh nghiệp thủy sản lao dốc trong quý 1 vì Covid-19

Đại dịch Covid-19 đã và đang “càn quét” mọi lĩnh vực của nền kinh tế thế giới và ngành thủy sản Việt Nam cũng không ngoại lệ, khi đối mặt với khó khăn như đơn hàng bị hủy, hàng ứ đọng tại cảng, doanh thu không đủ bù chi phí. Vì vậy, quý đầu năm 2020, các doanh nghiệp thủy sản đa phần đều ghi nhận kết quả kinh doanh giảm so với cùng kỳ năm trước.

 

Kết quả kinh doanh nhuốm màu ảm đạm

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu thủy sản quý 1/2020 đạt trên 1.61 tỷ USD, giảm 9.9% so với cùng kỳ năm 2019; riêng tháng 3/2020 đạt 628.99 triệu USD, tăng 25.5% so với tháng 2/2020 nhưng giảm 8% so với tháng 3/2019.

Kết quả kinh doanh quý 1 của các doanh nghiệp thủy sản. Đvt: Tỷ đồng
(*) Niên độ tài chính 01/10/2019 – 30/09/2020

Tình cảnh khó khăn chung của ngành được phản ánh vào kết quả của doanh nghiệp niêm yết.

Thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây, Xuất nhập khẩu Thủy sản Cửu Long An Giang (HOSE: ACL) ghi nhận lãi ròng giảm đến 98% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 1 tỷ đồng.

KHÓA HỌC ONLINE

Phân tích định lượng

  • Khai giảng: 19/5/2020
  • Ưu đãi 50% ++

Hotline: 0908 16 98 98

>>Đăng ký ngay

Trong năm 2020, ACL lên kế hoạch doanh thu thuần giảm 5% so với thực hiện năm trước, ghi nhận 1,350 tỷ đồng và lãi trước thuế giảm một nửa, xuống còn 75 tỷ đồng. Theo ACL, năm 2020 được dự báo có nhiều thách thức đối với thị trường xuất khẩu cá tra Việt Nam, khi  đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên thế giới, chưa có dấu hiệu được kiểm soát.

Tương tự, lãi ròng của Đầu tư và Phát triển Đa Quốc Gia - IDI (HOSE: IDI) giảm mạnh 91% trong quý 1, xuống chỉ còn hơn 13 tỷ đồng (thấp nhất kể từ quý 4/2014). Giải trình cho sự sụt giảm này, phía IDI cho rằng thời điểm quý 1 là giai đoạn bùng phát của dịch bệnh từ Trung Quốc tới Châu Âu, Châu Mỹ và lan rộng ra toàn thế giới, điều đó đã ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh của IDI. Đồng thời, giá cá nguyên liệu trên thị trường quý 1 tiếp tục ở vùng giá rất thấp từ 18,000-19,000 đồng/kg làm ảnh hưởng đến giá cá tra xuất khẩu.

Kết quả kinh doanh của IDI qua các quý gần đây. Đvt: Tỷ đồng

Công ty mẹ của IDI - Tập đoàn Sao Mai (HOSE: ASM) cũng ghi nhận lãi ròng quý 1 giảm 42%, xuống mức 135 tỷ đồng. Tuy kết quả quý 1 không mấy khả quan, ASM vẫn lên kế hoạch 2020 tăng cả về doanh thu (+3.3%, 14,700 tỷ đồng) và lãi sau thuế (+5.7%, 870 tỷ đồng).

ASM đề ra kế hoạch doanh thu 3,420 tỷ đồng cho lĩnh vực thủy sản, khoảng 100 tỷ đồng đối với cá tra đông lạnh xuất khẩu. Năm nay, Công ty sẽ không mở rộng kinh doanh, chỉ giao dịch với những khách hàng truyền thống, tập trung chuyên môn hóa và để IDI – Công ty con phát triển, mở rộng lĩnh vực chế biến và xuất khẩu cá tra fillet đông lạnh.

Cùng cảnh ảm đạm, Nam Việt (HOSE: ANV) báo lãi thấp nhất trong 9 quý trở lại đây, giảm mạnh 78%, chỉ còn hơn 43 tỷ đồng.

Trước diễn biến phức tạp do dịch Covid-19 ở nhiều nước trên toàn cầu … làm tăng thêm khó khăn cho đầu ra cá tra, ANV đã đề ra kế hoạch lãi sau thuế 2020 giảm 72% so với thực hiện năm trước, đạt 200 tỷ đồng và doanh thu cũng giảm 34% về mức 3,000 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc quý 1/2020, ANV đã thực hiện được 31% kế hoạch tổng doanh thu và 22% kế hoạch lãi sau thuế 2020.

Đồng thời trong năm 2020, ANV cũng lên kế hoạch thúc đẩy dự án vùng nuôi sớm đi vào hoạt động nhằm hoàn thành chuỗi giá trị khép kín và nâng sản lượng xuất khẩu. Ngoài ra, ANV sẽ tìm kiếm thêm các khách hàng mới kết hợp với duy trì khách hàng hiện hữu để cải thiện thị phần cũng như thúc đẩy sự tăng trưởng của Công ty.

Do giá bán giảm và ảnh hưởng từ dịch, lãi ròng quý 1 của Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) giảm một nửa so với cùng kỳ, xuống còn 152 tỷ đồng. Tại thời điểm 31/03/2020, các khoản phải thu ngắn hạn của VHC ghi nhận gần 1,298 tỷ đồng, giảm 14% so với đầu năm. Tổng tài sản cũng giảm nhẹ gần 3% còn 6,440 tỷ đồng .

Do khác niên độ tài chính (01/10/2019 - 30/09/2020), chưa phải chịu ảnh hưởng từ dịch nhưng Hùng Vương (HOSE: HVG) vẫn báo lỗ gần 254 tỷ đồng trong quý 1/2020, trong khi cùng kỳ lãi hơn 18 tỷ đồng. HVG cho biết từ tháng 10/2019, sức mua ở hầu hết các thị trường đều giảm mạnh do cung vượt quá cầu. Riêng 2 thị trường lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, lượng sản phẩm cá tra nói chung còn tồn ở đây phải mất ít nhất 6 tháng để tiêu thụ hết.

Theo đó, hoạt động xuất khẩu cá tra đến các thị trường bị chững lại nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 46% (tương ứng giảm gần 620 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2019, còn hơn 729 tỷ đồng.

Vừa vào diện cảnh báo, Chế biến Thủy sản xuất khẩu Ngô Quyền (HNXNGC) tiếp tục báo lỗ 9 tỷ đồng trong quý 1. Tính đến ngày 31/03/2020, lỗ lũy kế của NGC đã lên hơn 23 tỷ đồng.

Trong bối cảnh tiêu cực chung của ngành thủy sản, vẫn “le lói” một vài doanh nghiệp ghi nhận kết quả tích cực như Thủy sản Bạc Liêu (HNXBLF), Nông nghiệp Hùng Hậu (HNXSJ1)Kiên Hùng (HNXKHS).

BLF ghi nhận lãi ròng quý 1 gấp 4 lần so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, con số lãi đó cũng chỉ ở mức 1.5 tỷ đồng, nằm ở mức thấp so với các doanh nghiệp trong ngành.

Còn như KHS, lãi ròng quý 1 cũng tăng 63% so với cùng kỳ, lên gần 6 tỷ đồng. Nguyên nhân là do Công ty mẹ mới đầu tư Nhà máy chế biến thủy sản Kiên Hùng, tại Khu công nghiệp Thạnh Lộc, tỉnh Kiên Giang, đi vào vận hành từ 01/07/2019, nay đã hoạt động ổn định.

Giá cổ phiếu “lao dốc ”

Trong quý 1/2020, không chỉ kết quả kinh doanh sụt giảm mà giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thủy sản cũng tụt dốc khi số mã giảm chiếm 14/15 tổng số doanh nghiệp niêm yết. Trong đó, giá cổ phiếu của Tập đoàn Sao Mai (HOSE: ASM) tụt dốc mạnh nhất, tại thời điểm  31/03/2020 giảm đến 49% so với đầu năm.

Biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thủy sản trong quý 1 (Đvt: Đồng/cp)
Nguồn: VietstockFinance

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   Cổ phiếu ngành dược nào tăng giá mạnh nhất kể từ đầu năm? (20/05/2020)

>   HQC tiếp tục không chia cổ tức, lên kế hoạch lãi 2020 tăng 52% (18/05/2020)

>   TCM: Lãi sau thuế 4 tháng đầu năm giảm một nửa do dịch Covid-19 (16/05/2020)

>   STG: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tham dự họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (15/05/2020)

>   TMT: Thông báo ngày ĐKCC tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (15/05/2020)

>   DPG: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng nhận cổ tức năm 2019 bằng tiền (15/05/2020)

>   NTL: Thông báo ngày ĐKCC tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (15/05/2020)

>   NTL: Thông báo hủy ngày ĐKCC tổ chức ĐHĐCĐTN 2020 (15/05/2020)

>   Bộ Công thương chưa đồng ý với kiến nghị tạm ngưng nhập khẩu xăng dầu của PVN (15/05/2020)

>   ADS: Thông báo về ngày đăng ký cuối cùng tham dự họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (15/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật