Thứ Hai, 11/05/2020 11:16

Hòa Bình dự trúng thầu 18,000 tỷ đồng trong năm 2020

Theo Báo cáo thường niên 2019 của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HOSE: HBC), Tập đoàn đề ra chỉ tiêu kinh doanh hợp nhất cho năm 2020 là 14,000 tỷ đồng doanh thu thuần và 200 tỷ đồng lợi nhuận ròng cùng với giá trị trúng thầu lên đến 18,000 đồng.

Kế hoạch kinh doanh 2020 của Hòa Bình
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019 của HBC

Thực tế, kế hoạch kinh doanh này đã giảm khá nhiều so với chỉ tiêu ban đầu mà HĐQT Hòa Bình đã đề ra. Theo chia sẻ của ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Hòa Bình: “Từ đầu năm 2020, HĐQT đã đề ra kế hoạch doanh thu 20,200 tỷ đồng, lợi nhuận 720 tỷ đồng. Tuy nhiên, do một sự kiện chấn động toàn cầu là đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 đã tác động nghiêm trọng trực tiếp tới tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam từ tháng 1 đến nay và mức độ ảnh hưởng, hệ lụy di chứng của đại dịch chắc chắn còn kéo dài. Do đó, HĐQT đã hết sức khó khăn trong việc đề ra mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2020.”

Qua đó, Tập đoàn đã tạm thời đề ra chỉ tiêu 14,000 tỷ đồng doanh thu thuần và 200 tỷ đồng lãi ròng như trên, tương ứng giảm gần 25% và 52% so với kết quả đạt được ở năm 2019. Tuy nhiên, chỉ tiêu tổng giá trị trúng thầu trong năm 2020 được đề ra ở mức 18,000 tỷ đồng, tăng 16% so với kết quả năm trước.

Để hoàn thành được kế hoạch cho năm 2020, Hòa Bình đã đề chiến lược kinh doanh cho từng khối. Trong đó, khối kinh doanh tập trung đẩy mạnh vào mảng công nghiệp thông qua việc bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc chuyên phụ trách trong lĩnh vực này; hoàn thành thương vụ M&A với Công ty 479 chuyên thi công hạ tầng; phát triển thị trường tại thành phố Houston - Hoa Kỳ và các quốc gia khác trong khối OECD gồm Canada, Úc, Qatar…

Đối với khối tài chính, Hòa Bình để ra chỉ tiêu tăng trưởng doanh thu trên cơ sở bảo đảm tài chính công ty an toàn, bền vững, đảm bảo tính thanh khoản, hiệu quả. Một trong những vấn đề được HBC đặt ra là tăng cường công tác quản lý khoản phải thu, mục tiêu khoản phải thu trên doanh thu tối đa 35%. Doanh số và nợ phải thu của mỗi khách hàng không vượt quá 15% trên tổng doanh số và nợ phải thu.

Kiểm soát tốt khoản phải thu/doanh thu

Trong những năm qua, vấn đề mà rất nhiều nhà đầu tư quan tâm khi nhắc đến Hòa Bình là khoản phải thu (ngắn hạn) của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trên tổng tài sản (cuối năm 2019 đạt 11,788 tỷ đồng, chiếm 70%  tổng tài sản).

Phân tích về vấn đề này, Hòa Bình cho hay, hai khoản mục chủ yếu trong cơ cấu khoản phải trả ngắn hạn của Tập đoàn là Phải thu ngắn hạn khách hàng (131) và Phải thu theo tiến độ hợp đồng xây dựng (337). Qua đó, dù khoản phải thu đang có xu hướng tăng trong những năm gần đây nhưng mức tăng đã chậm lại và cơ cấu khoản phải thu cũng dịch chuyển từ 337 sang 131 - cho thấy tín hiệu tích cực khi chất lượng khoản thu ngày càng tăng, công tác đệ trình và phê duyệt hồ sơ của Hòa Bình tiếp tục được cải thiện.

Cơ cấu tổng các khoản phải thu ngắn hạn của Hòa Bình qua các năm
Nguồn: Báo cáo thường niên 2019 của HBC

Trong năm 2019, Hòa Bình đã kiểm soát tốt tỷ trọng khoản phải thu/doanh thu. Bên cạnh đó, số thực thu hàng năm của Công ty mẹ đang tăng nhanh, cũng là động lực chính cho dòng tiền hợp nhất.

Cụ thể trong năm 2017 số thực thu/doanh thu là 83% đến năm 2019 tăng lên 101%. Năm 2019, tỷ lệ này là 81% khoản phải thu của Công ty mẹ đến từ khối lượng đã thực hiện và 19% còn lại đến từ thu tạm ứng.

Năm 2019, khó khăn từ vấn đề pháp lý

Năm 2019 là năm không mấy “thuận buồm xuôi gió” của Hòa Bình khi doanh thu thuần (hợp nhất) của Tập đoàn đạt 18,610 tỷ đồng, hoàn thành kế hoạch đề ra và tăng nhẹ 1.7% so với kết quả đạt được ở năm trước. Tuy nhiên, lãi ròng của HBC chỉ đạt 417 tỷ đồng, thực hiện 59% kế hoạch lợi nhuận và giảm gần 34% so với năm 2018.

Kết quả kinh doanh năm 2019 của Hòa Bình
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2019 của HBC

Tổng giá trị trúng thầu của Hòa Bình đạt 15,495 tỷ đồng, thực hiện gần 65% kế hoạch đề ra. HBC cho biết, giá trị hợp đồng chuyển qua các năm tới đạt khoảng 15,000 tỷ đồng. Trong đó, dự kiến khoảng 10,000 tỷ đồng sẽ được thực hiện vào năm 2020; phần còn lại sẽ ghi nhận vào các năm kế tiếp.

Theo Hòa Bình, việc Tập đoàn không hoàn thành kế hoạch đề ra đến từ nhiều yếu tố. Trong đó, các vấn đề về pháp lý từ chủ đầu tư vẫn là điểm nóng trong năm 2019 khiến nhiều dự án bị ngưng triển khai. Một số dự án khác triển khai cầm chừng cũng do việc đình trệ pháp lý từ chủ đầu tư. Nguồn cung căn hộ chào bán mới ra thị trường trong chiều hướng đi xuống từ 2018 kéo dài đến nay, cùng với việc duy trì siết tín dụng trong bất động sản khiến thị trường bất động sản phát triển chậm lại.

Như Xuân

FILI

Các tin tức khác

>   Lãi ròng Novaland tăng 10% trong quý 1/2020 (01/05/2020)

>   Doanh thu của Masan gấp đôi trong quý 1, VinCommerce hướng tới mục tiêu hòa vốn trở lên (02/05/2020)

>   REE: BCTC quý 1 năm 2020 (29/04/2020)

>   REE: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2020 (29/04/2020)

>   QBS: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2020 (29/04/2020)

>   QBS: BCTC quý 1 năm 2020 (29/04/2020)

>   FLC lỗ ròng hơn 1,100 tỷ trong quý 1 (29/04/2020)

>   JVC: BCTC Hợp nhất quý 4 năm 2020 (29/04/2020)

>   JVC: BCTC quý 4 năm 2020 (29/04/2020)

>   IDI: BCTC Hợp nhất quý 1 năm 2020 (29/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật