Thứ Sáu, 08/05/2020 11:02

Giá bán ô tô trong nước đắt hơn khu vực: Đề xuất cách hạ giá, xoá bất lợi

Giá bán xe ô tô trong nước vẫn đắt hơn so với các nước trong khu vực. Theo Bộ Công Thương, chính sách thuế hợp lý sẽ khắc phục bất lợi về giá thành giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu.

* Bộ Tài chính quan điểm cứng rắn, ô tô khó giảm giá sâu

Tương quan về sản lượng giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu trong trung và ngắn hạn thay đổi theo hướng tăng về số lượng xe sản xuất, lắp ráp. Tuy nhiên do lượng ô tô nhập khẩu ngày càng tăng nên lợi thế này đang mất dần.

Trong báo cáo vừa được gửi tới Quốc hội, Bộ Công Thương cho biết, hiện Việt Nam có nhiều dự án sản xuất, lắp ráp tô quy mô lớn với mục tiêu không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn hướng tới thị trường khu vực.

Số liệu thống kê cho thấy, tương quan về sản lượng giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu trong trung và ngắn hạn thay đổi theo hướng tăng về số lượng xe sản xuất, lắp ráp.

Tuy nhiên, theo Bộ Công Thương, do lượng ô tô nhập khẩu ngày càng tăng nên lợi thế này đang mất dần.

Một trong những hạn chế của ngành công nghiệp ô tô được Bộ Công Thương chỉ ra rằng: Giá bán xe ô tô trong nước vẫn so với các nước trong khu vực.

Trong khi đó, tỷ lệ nội địa hoá đối với xe cá nhân đến 9 chỗ ngồi còn thấp hơn mục tiêu đề ra và thấp hơn nhiều so với các quốc gia trong khu vực. Đối với các sản phẩm đã được nội địa hóa còn mang hàm lượng công nghệ thấp như: săm, lốp ô tô, ghế ngồi, gương, kính, bộ dây điện, ắc-quy, sản phẩm nhựa…

“Đến nay, ngành công nghiệp ô tô của Việt Nam chỉ tham gia vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị ngành ô tô; phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các Tập đoàn ô tô toàn cầu, chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động”, Bộ Công Thương cho biết.

Đề cập đến nguyên nhân khiến ngành ô tô vẫn còn lẹt đẹt, Bộ Công Thương cho rằng, do Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm thấp, các ngành công nghiệp của Việt Nam đi sau các nước trong khu vực từ 2 – 3 thế hệ.

“Việt Nam chưa có hệ sinh thái công nghiệp để tạo môi trường thuận lợi cho ngành ô tô phát triển; dung lượng thị trường đối với ngành ô tô còn nhỏ, chưa đảm bảo tính kinh tế trong việc đầu tư sản xuất”, Bộ Công Thương nêu rõ.

Ngoài ra còn do các nguyên nhân chủ quan như trình độ doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực ngành ô tô còn thấp; công tác nghiên cứu, phát triển chưa được các doanh nghiệp chủ động quan tâm; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, dẫn đến chưa tự chủ được các vật liệu cơ bản cũng như các linh phụ kiện đầu vào cho ngành công nghiệp ô tô…

Bên cạnh đó, theo nhận xét của Bộ Công Thương, chính sách nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất trong nước thời gian qua mặc dù đã có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng hiện nay không còn duy trì được lợi thế do lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tăng mạnh từ đầu năm 2019 đến nay.

Trong báo cáo gửi tới hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sắp diễn ra ngày mai (9/5), Bộ Công Thương đã kiến nghị việc sớm xem xét thống nhất phương án sửa đổi quy định của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô, khuyến khích gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa đối với sản phẩm ô tô sản xuất trong nước nhằm duy trì và từng bước phát triển công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô tại Việt Nam, trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp gần nhất.

Mục đích của chính sách này theo Bộ Công Thương là nhằm khắc phục bất lợi về giá thành giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu.

“Do quy mô sản xuất nhỏ, cùng với ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước kém phát triển khiến giá thành ô tô sản xuất trong nước cao hơn so với ô tô nhập khẩu từ khu vực ASEAN”, Bộ Công Thương cho biết.

Đưa ra giải pháp về thuế, Bộ Công Thương cho rằng, kiến nghị được chấp thuận sẽ nâng cao sức sức cạnh tranh cho ô tô nội địa - đặc biệt là ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi trong bối cảnh các công cụ bảo hộ bằng thuế quan, hàng rào kỹ thuật đã được gỡ bỏ và sức ép của ô tô nhập khẩu từ khu vực ASEAN ngày càng quyết liệt.

Trước đó, Bộ Công Thương cũng đề xuất giảm 50% phí trước bạ đối với người mua xe ô tô trong nước trong năm 2020 để kích cầu thị trường này trước khó khăn do Covid-19.

Tuy nhiên, trong bản góp ý vào Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Bộ Tài chính không đồng tình với đề xuất giảm 50% phí trước bạ và ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt với xe nội địa.

Nguyễn Mạnh 

Dantri

Các tin tức khác

>   Tranh cãi việc giảm phí trước bạ để 'cứu' thị trường ôtô (06/05/2020)

>   Giá ôtô ở Việt Nam còn có thể giảm nữa (05/05/2020)

>   Doanh số tăng, vì sao Apple, Facebook và Google vẫn lao đao vì dịch? (05/05/2020)

>   Samsung cảnh báo về doanh số điện thoại thông minh và việc triển khai 5G (04/05/2020)

>   Xiaomi bị tố lén thu thập dữ liệu người dùng (04/05/2020)

>   Sàn thương mại điện tử lớn nhất Indonesia bị rò rỉ 15 triệu tài khoản (04/05/2020)

>   Bộ Tài chính phản đối giảm thuế động cơ, hộp số ôtô về 0% (03/05/2020)

>   Dấu hiệu Apple sắp mở nhà máy iPhone ở Việt Nam (02/05/2020)

>   Trò chơi vương quyền của Mark Zuckerberg (02/05/2020)

>   Samsung, LG cảnh báo sắp chịu tác động tồi tệ nhất của COVID-19 (30/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật