Thứ Hai, 11/05/2020 18:20

Du lịch ước tính thiệt hại tới 1.200 tỉ USD, 120 triệu lao động mất việc

Tổ chức Du lịch thế giới dự đoán ba kịch bản của du lịch toàn cầu năm 2020, với mức độ sụt giảm khách du lịch quốc tế là 58%, 70% và 78%. 

Ngành du lịch toàn thế giới đang chịu tác động nghiêm trọng bởi đại dịch Covid-19. Ảnh: Bùi Ngọc Long

Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch Việt Nam, Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO) vừa tổ chức khảo sát và tham vấn chuyên gia về các kịch bản của du lịch toàn cầu thời hậu Covid-19.

Theo đó, UNWTO kỳ vọng du lịch thế giới sẽ có những dấu hiệu phục hồi vào quý 3.2020 và chủ yếu là năm 2021. Cụ thể, du lịch nội địa sẽ hồi phục nhanh hơn, chủ yếu với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thăm thân… sau đó mới đến các chuyến đi công vụ và MICE. Các chuyên gia tin tưởng rằng khu vực châu Phi và Trung Đông sẽ sớm vực dậy ngành du lịch, sau đó đến khu vực châu Mỹ và cuối cùng là các quốc gia châu Âu, châu Á.

Tổng thư ký UNWTO Zurab Pololikashvili cho biết thế giới đang phải đối mặt với khủng hoảng kinh tế và y tế chưa từng có tiền lệ. Du lịch – một trong những ngành có cường độ lao động lớn nhất - đã chịu thiệt hại nặng nề và hàng triệu việc làm bị đe dọa. Trong quý 1.2020, khách du lịch quốc tế đã sụt giảm 22%,  kéo theo thiệt hại khoảng 80 triệu đô la Mỹ. Trong đó, khu vực châu Á bị ảnh hưởng nặng nề nhất, sau đó là các nước châu Âu.

UNWTO dự đoán ba kịch bản của du lịch toàn cầu năm 2020, với mức độ sụt giảm khách du lịch quốc tế là 58%, 70% và 78%, phụ thuộc vào thời gian nới lỏng các lệnh cấm di chuyển và xuất nhập cảnh lần lượt tương ứng vào đầu tháng 7, đầu tháng 9 hay đầu tháng 12.

Sự tụt giảm này tương đương với thiệt hại khoảng từ 900 - 1.200 tỷ USD, kéo theo từ 100 - 120 triệu việc làm trực tiếp trong ngành Du lịch sẽ bị mất. Nghiêm trọng hơn, việc hàng triệu sinh kế bị ảnh hưởng sẽ đe dọa kéo lùi lại những thành quả đã đạt được từ chương trình Mục tiêu Phát triển Bền vững của Liên Hợp quốc.

Tại Việt Nam, ngành du lịch đang chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những tác động của đại dịch Covid- 19. Mọi hoạt động du lịch từ tháng 3 gần như bị ngưng trệ. Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong quý 1 đạt gần 3,7 triệu lượt khách, giảm 18,1% so với cùng kỳ năm 2019. Khách du lịch nội địa đạt 13 triệu lượt khách, trong đó có 6,8 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt 143.600 tỉ đồng, giảm 18% so với cùng kỳ năm 2019.

Là một trong những quốc gia kiểm soát thành công dịch Covid-19 sớm nhất, Việt Nam đang tận dụng cơ hội, từng bước vực dậy ngành du lịch, bắt đầu từ du lịch nội địa. Mới đây, Bộ VH-TT-DL vừa ban hành Kế hoạch phát động chương trình “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Mục tiêu chương trình nhằm kích cầu du lịch nội địa, tạo điều kiện để người dân du lịch tới các vùng miền trong cả nước trong bối cảnh bình thường mới sau dịch Covid-19. Bộ yêu cầu các đơn vị thực hiện phải thu hút sự vào cuộc tích cực của các địa phương, hãng hàng không, DN liên quan du lịch nhằm khôi phục thị trường nội địa. Song song đó, đảm bảo các quy định, điều kiện về an toàn phòng chống dịch cho khách du lịch, người lao động và cộng đồng người dân địa phương.

 

Hà Mai

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Tàu biển 'đói hàng', cảng biển sống lay lắt vì dịch COVID-19 (11/05/2020)

>   'Nâng cấp' môi trường kinh doanh, Việt Nam sẽ phục hồi theo hình chữ V (11/05/2020)

>   COVID-19: Cơ hội của Việt Nam khi các nền kinh tế châu Âu dần mở cửa (11/05/2020)

>   Việt Nam đặt mục tiêu kinh tế số chiếm 20% GDP vào năm 2025 (11/05/2020)

>   Thủ tướng chỉ ra 3 điều doanh nghiệp cần giữ để phục hồi sản xuất kinh doanh (11/05/2020)

>   Nguy cơ doanh nghiệp Việt bị thâu tóm trong đại dịch (10/05/2020)

>   Tái cấp vốn 16.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp vay trả lương (09/05/2020)

>   Rời Trung Quốc, các hãng điện thoại đặt nhà máy ở đâu? (09/05/2020)

>   Bài học về giá thịt heo trong vực dậy doanh nghiệp (09/05/2020)

>   Kiến nghị cho học sinh nghỉ hè 1 tháng để kích cầu du lịch trong nước (09/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật