Thứ Tư, 27/05/2020 14:04

Đâu là lý do thực sự khiến giá vàng tăng?

Từ trước đến nay, vàng nổi tiếng là một kênh phòng ngừa lạm phát, vì vậy khi giá vàng tăng, phải chăng là thị trường muốn phòng ngừa lạm phát? Crispin Odey, Chuyên gia quản lý quỹ ở châu Âu, thậm chí còn tranh luận rằng các Chính phủ có thể cấm sở hữu vàng nếu họ mất kiểm soát về lạm phát sau đại dịch Covid-19.

Thế nhưng, dòng suy nghĩ đó không hề hợp lý. Thực tế, lạm phát đang giảm chứ không tăng. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm 0.4% trong tháng 3 và 0.8% trong tháng 4/2020. Sự suy giảm về nhu cầu đến từ tình trạng thất nghiệp cao trong nền kinh tế còn lấn át cả sự suy giảm về nguồn cung từ việc đóng cửa nhà máy, lò mổ, hay những cơ sở sản xuất khác. Dĩ nhiên, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang cung cấp nhiều chương trình cho vay lãi suất thấp, nhưng lại không có nhu cầu vay và do đó, chính sách của Fed cũng không thể làm lạm phát gia tăng.

Hiện có một cách lý giải đơn giản hơn về đà tăng gần đây của giá vàng. Giá vàng đi lên khi lãi suất thực giảm. Nhìn vào biểu đồ dưới đây, bạn sẽ thấy giá vàng (đã điều chỉnh theo lạm phát) suy giảm trong giai đoạn đầu của thập kỷ vừa qua, thời điểm lợi suất thực của trái phiếu Chính phủ đi lên (lợi suất thực bằng lợi suất danh nghĩa trừ đi lạm phát). Gần đây hơn, điều ngược lại đã và đang diễn ra: Giá vàng điều chỉnh theo lạm phát có xu hướng đi lên, khi lãi suất thực đối với trái phiếu Chính phủ Mỹ suy giảm.

Mối quan hệ này hợp lý. Vàng là tài sản không mang lại lợi suất, do đó đây là tài sản kém hấp dẫn trong thời điểm lãi suất thực cao. Nói theo cách của các chuyên gia kinh tế, chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng khá cao trong những thời điểm lãi suất thực cao. Ngược lại, trong những thời điểm như hiện tại, khi lợi suất từ trái phiếu Chính phủ có khi còn âm, vàng trông thật hấp dẫn.

Tóm lại, giá vàng không đi lên vì lạm phát, mà đi lên vì Fed và các ngân hàng trung ương khác giảm lãi suất để chống lại rủi ro giảm phát trong bối cảnh Covid-19.

Dĩ nhiên, vàng cũng sẽ có thành quả tốt nếu lạm phát tăng và Fed tiếp tục chế độ nới lỏng, khi nền kinh tế gượng dậy từ đại dịch. Nỗi lo sợ về kịch bản này có lẽ là lý do thôi thúc một số nhà đầu tư mua vàng. Thế nhưng, quan điểm cho rằng giá vàng tăng là một triệu chứng của lạm phát tiềm ẩn nghe có vẻ hơi trái khoáy trong bối cảnh hiện nay. Hóa ra, giảm phát mới là nguyên nhân dẫn tới đà tăng hiện nay, chứ không phải lạm phát.

* Bài viết thể hiện quan điểm của Peter Coy trên Bloomberg Opinion

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Giá vàng ngày 27/5: Giảm chậm, SJC cao hơn thế giới 300.000 đồng/lượng (27/05/2020)

>   Vàng thế giới suy giảm khi chứng khoán nhảy vọt (27/05/2020)

>   Giá vàng ngày 26/5: 'Đu bám' mức 49 triệu đồng/lượng (26/05/2020)

>   Vàng thế giới giảm nhẹ sau tin về chương trình kích thích mới của Nhật Bản (26/05/2020)

>   Giá vàng trong nước đồng loạt giảm, tỷ giá trung tâm tăng 15 đồng (25/05/2020)

>   Giá vàng ngày 24.5.2020: Xoay quanh ngưỡng 49 triệu đồng/lượng (24/05/2020)

>   Giá vàng ngày 23/5: SJC giảm 50.000 đồng/lượng (23/05/2020)

>   Vàng thế giới khởi sắc trước căng thẳng Mỹ - Trung, nhưng vẫn giảm tuần qua (23/05/2020)

>   Giá vàng ngày 22/5: Đi xuống khi nhà đầu tư chốt lời (22/05/2020)

>   Vàng thế giới có phiên suy giảm đầu tiên trong 3 phiên (22/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật