Cho vay margin vẫn là mảng 'hái ra tiền' của các công ty chứng khoán trong quý 1
Thị trường biến động giảm mạnh trong quý 1/2020 kéo dư nợ cho vay margin của khối công ty chứng khoán (CTCK) giảm đáng kể trong quý 1. Tuy vậy, không phải CTCK nào cũng có kết quả quý 1 ảm đạm ở mảng cho vay margin.
Dự nợ giảm trong quý 1
Dư nợ cho vay của toàn khối CTCK
Đvt: Tỷ đồng
|
Dư nợ margin của các CTCK giảm đáng kể trong quý 1/2020. Tính đến cuối quý 1/2020, tổng dư nợ cho vay (chủ yếu là cho vay margin) của toàn khối CTCK đạt 50,077 tỷ đồng. Dư nợ cho vay của các CTCK giảm hơn 13.5% so với thời điểm cuối năm 2019.
Biến động dư nợ trong quý 1/2020 nhiều phần là do đà sụt mạnh của thị trường chứng khoán. Trong 3 tháng đầu năm 2020, VN-Index đánh mất khoảng 30% giá trị. Thị trường giảm mạnh với những phiên giảm tới 5 - 6% làm tăng rủi ro đối với việc sử dụng đòn bẩy để đầu tư chứng khoán. Nhiều ý kiến cho rằng tiền mặt là vua trong giai đoạn này. Do đó, nhà đầu tư chắc hẳn đã giảm bớt tỷ lệ đòn bẩy, kéo theo đó là dư nợ margin trên thị trường sụt giảm rõ rệt.
Top 20 CTCK có dự nợ cho vay lớn nhất
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
|
Xét 20 CTCK có dư nợ cho vay lớn nhất thị trường thì có tới 19 trong số này có dư nợ sụt giảm so với quý liền trước. CTCK Kỹ Thương (TCBS) là Công ty duy nhất có dư nợ cho vay tăng trưởng trong quý 1. Dư nợ margin của Công ty đạt hơn 2,401 tỷ đồng, tăng 35% trong kỳ.
Mức sụt giảm dư nợ mạnh nhất thuộc về CTCK VPS. Dư nợ margin của Công ty tới cuối quý 1 ở mức 1,440 tỷ đồng, giảm gần 40% so với quý trước.
Tuy có diễn biến tiêu cực trong đầu năm 2020 song nếu so sánh với cùng kỳ năm trước, nhiều CTCK ghi nhận tăng trưởng đáng kể về dư nợ margin trong một năm trở lại.
CTCK Mirae Asset Việt Nam (Mirae Asset) bứt phá mạnh với dư nợ cuối quý 1 lên tới 7,174 tỷ đồng, tăng 57% so với thời điểm cuối quý 1/2019.
TCBS, CTCK Tp. Hồ Chí Minh (HCM), CTCK Bản Việt (VCI), CTCK KIS Việt Nam, CTCK MBKE, CTCK Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSI) là những cái tên có dư nợ margin tăng so với cùng kỳ năm trước.
Phân hóa doanh thu margin
Tính chung, doanh thu margin (chủ yếu thể hiện ở lãi từ các khoản cho vay và phải thu) của khối CTCK tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu margin của toàn khối trong quý 1/2020 vào khoảng 1,588 tỷ đồng, tăng hơn 18% so với cùng kỳ năm trước. Nhưng nếu so sánh với quý liền trước, tăng trưởng doanh thu của các CTCK lại bị chững lại, giảm nhẹ 1%. Kết quả này hẳn là do dư nợ toàn khối giảm mạnh trong quý 1.
Song song đó, đóng góp vào tổng doanh thu của khối CTCK mảng cho vay margin cũng sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 1, mảng cho vay margin đóng góp khoảng 23.2% vào tổng doanh thu hoạt động, trong khi cùng kỳ tỷ lệ này ở mức gần 25.6%.
Tình hình lãi cho vay và phải thu của các CTCK trong quý 1/2020
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VietstockFinance
|
Nhìn chung, phần lớn các CTCK ghi nhận doanh thu margin trong quý 1/2020 tăng trưởng so với cùng kỳ. 12/20 CTCK trong nhóm dẫn đầu về dư nợ báo lãi từ các khoản cho vay và phải thu tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Một số công ty ghi nhận kết quả tăng trưởng tích cực như Mirae Asset (tăng hơn 110%), TCBS (tăng gần 87%), CTCK KB Việt Nam (KBSV, tăng gần 43%)…
Trong khi đó, một số ông lớn khối CTCK nội lại đang cho thấy sự giảm sút doanh thu ở mảng này.
CTCK ABCS ghi nhận lãi cho vay và phải thu ở mức 38.4 tỷ đồng, giảm tới gần 20% so với tuần trước.
Ngay cả ông lớn là CTCK SSI cũng báo lãi từ các khoản cho vay và phải thu trong quý 1 ở mức 145.5 tỷ đồng, giảm 7% so với cùng kỳ.
Một số CTCK nội có tiếng khác như CTCK MB (MBS), CTCK Rồng Việt (VDS), CTCK Tân Việt (TVSI), CTCK FPT (FPTS) cũng ghi nhận doanh thu margin sụt nhẹ so với cùng kỳ.
Một phần nguyên nhân sụt giảm có lẽ đến từ tình trạng giảm dư nợ margin của các công ty kể trên so với thời điểm quý 1/2019.
Tuy vậy, một số trường hợp ghi nhận dư nợ sụt giảm so với cuối quý 1/2019 nhưng vẫn tăng đáng kể về doanh thu margin so với cùng kỳ như HCM (tăng 13.5%), CTCK VNDirect (VND, hơn 9%), CTCK Yuanta Việt Nam (YSVN, tăng hơn 24%), CTCK Bảo Việt (BVS, hơn 18%), VPS (tăng gần 33%).
Từ những diễn biến kể trên, có thể phần nào thấy được sự phân hóa đang xảy ra đối với mảng cho vay margin của các CTCK. Trong khi một số CTCK đang mở rộng thị phần đối với mảng này và ghi nhận tăng trưởng tích cực đẩy nhiều công ty vào tình cảnh bị mất thị phần dẫn tới suy giảm nguồn thu.
Chí Kiên
FILI
|