Thứ Năm, 14/05/2020 09:42

12 dự án 'đắp chiếu': Vướng mắc chưa giải quyết tập trung ở ba nhóm vấn đề

Tình trạng của 12 dự án “đắp chiếu” tính đến thời điểm hiện tại: Có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi (trong đó 1 doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế); 2 dự án giảm được lỗ nhưng chưa bền vững; 1 dự án dừng hoạt động đã vận hành trở lại; 7 dự án, doanh nghiệp còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.

Dự án Nhà máy sản xuất sơ xợi polyester Đình Vũ đã giải quyết xong tranh chấp và sản xuất trở lại.

Theo báo cáo của Uỷ ban Quản lý vốn tại doanh nghiệp về kết quả xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương trong giai đoạn 2017-2019, hiện đã hoàn thành khoảng 75.36%.

Tuy nhiên, những vướng mắc mấu chốt nhất của các dự án, doanh nghiệp chưa được giải quyết, phần lớn tập trung ở các nhiệm vụ còn lại với 3 nhóm vấn đề: Xử lý dứt điểm tranh chấp, vướng mắc để quyết toán hợp đồng tổng thầu (EPC), quyết toán toàn bộ dự án; khó khăn về tài chính, cơ cấu lại nợ, giãn khấu hao, điều chỉnh lãi suất vay; xây dựng phương án thoái vốn.

Hiện tại, có 2 dự án, doanh nghiệp có lãi (trong đó 1 doanh nghiệp vẫn còn lỗ lũy kế); 2 dự án giảm được lỗ nhưng chưa bền vững; 1 dự án dừng hoạt động đã vận hành trở lại; 7 dự án, doanh nghiệp còn thua lỗ hoặc dở dang, dừng hoạt động.

5 dự án, doanh nghiệp có tranh chấp, vướng mắc hợp đồng EPC gồm: Dự án xây dựng Nhà máy sản xuất phân bón DAP số 2 - Lào Cai, Dự án cải tạo - mở rộng Nhà máy Phân đạm Hà Bắc, Dự án nhà máy đạm Ninh Bình, Dự án Xây dựng Nhà máy công nghiệp tàu thủy Dung Quất, Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của Công ty CP Gang thép Thái Nguyên.

Dư nợ của các dự án, doanh nghiệp tại các tổ chức tín dụng lớn, đa số không trả được nợ đúng hạn. Hiện nay, có 17 ngân hàng thương mại và 1 công ty tài chính cấp tín dụng cho 12 dự án với tổng số dư nợ đến thời điểm 31/12/2019 là 20,938 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ trung dài hạn là 17,169 tỷ đồng, dư nợ ngắn hạn là 3,769 tỷ đồng.

Việc xác định trách nhiệm, xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có sai phạm đã được tiến hành. Toàn bộ 12 dự án, doanh nghiệp đều đã được thanh tra, kiểm toán, điều tra ở các cấp độ khác nhau để phát hiện các sai phạm, vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.

Xử lý theo nguyên tắc thị trường

Quan điểm chung trong việc xử lý 12 dự án nêu trên, Uỷ ban Quản lý vốn nhất quán xử lý các dự án, doanh nghiệp thua lỗ theo nguyên tắc thị trường, quy định của pháp luật; bảo đảm tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Đồng thời, kiên quyết thực hiện phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật đối với các dự án, doanh nghiệp không có khả năng khắc phục để thu hồi tối đa vốn, tài sản của Nhà nước, hạn chế thấp nhất mất vốn nhà nước; bảo đảm quyền lợi cho người lao động, an ninh trật tự xã hội và ổn định môi trường kinh doanh.

Về nhiệm vụ cụ thể, đại diện Uỷ ban Quản lý vốn cho biết, lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty có dự án, doanh nghiệp nằm trong số 12 dự án, doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả chịu trách nhiệm chính, căn cứ thẩm quyền và quy định của pháp luật để chủ động xử lý các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp.

Cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng hướng dẫn về mặt pháp lý đối với các đề xuất, giải pháp đề ra nhằm giải quyết vưóng mắc đối với 12 dự án, đảm bảo không trái các quy định của pháp luật; phù hợp với thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, xác định rõ những nội dung vượt thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ (nếu có) và đề xuất biện pháp xử lý.

Với xử lý vướng mắc về tranh chấp hợp đồng EPC, Uỷ ban Quản lý vốn cho biết, các tập đoàn, tổng công ty cần chủ động sử dụng tư vấn luật để hệ thống lại toàn bộ hợp đồng EPC đối với từng dự án, rà soát kỹ nội dung còn tranh chấp, vướng mắc; đánh giá các khả năng (hòa giải, xử lý khởi kiện hoặc chấm dứt hợp đồng) để lựa chọn phương án xử lý dứt điểm tối ưu. Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng hướng dẫn cụ thể việc thanh, quyết toán hợp đồng EPC đối với các nội dung thuộc lĩnh vực.

Đối với các khó khăn về tài chính, tín dụng như chịu lãi xuất cao, chi phí tài chính lên đến 30%... các doanh nghiệp chủ yếu đề xuất hướng giải quyết tập trung vào 3 giải pháp cơ cấu nợ, khoanh nợ; giãn khấu hao; giảm lãi suất.

Về vấn đề này, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, theo Luật Các tổ chức tín dụng quy định, các tổ chức tín dụng có quyền tự chủ động hoạt động kinh doanh, xem xét điều chỉnh lãi suất cho vay trên cơ sở cân đối nguồn vốn, lãi suất huy động và khả năng tài chính của từng ngân hàng thương mại. Với việc khoanh nợ, theo quy định hiện hành các doanh nghiệp gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan mới được xem xét khoanh nợ.

Nhật Quang

FILI

Các tin tức khác

>   Cắt giảm 20% chi phí và thủ tục liên quan đến hoạt động kinh doanh (14/05/2020)

>   Cơ hội đón 'đại bàng' về Việt Nam làm tổ (14/05/2020)

>   Út 'Trọc' bị cáo buộc chiếm đoạt đất vàng quận 1 như thế nào? (13/05/2020)

>   Đề xuất tăng phí BOT: Doanh nghiệp vận tải và nhà đầu tư nói gì? (13/05/2020)

>   Thủ tướng: Không tăng 'sốc' giá xăng, chưa tăng giá điện trong năm 2020 (13/05/2020)

>   Hai sân bay của Việt Nam vào top đầu thế giới (13/05/2020)

>   Bộ GTVT đề xuất tăng phí 'cứu' doanh nghiệp BOT (13/05/2020)

>   Bộ GTVT: Tạm thời chưa xem xét thành lập hãng hàng không mới (12/05/2020)

>   Bộ Công Thương: Chủ động các biện pháp phòng vệ thích hợp để bảo vệ sản xuất và lợi ích người tiêu dùng (12/05/2020)

>   Chống dịch hiệu quả khiến Việt Nam là địa chỉ tin cậy với giới đầu tư (12/05/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật