Thứ Sáu, 24/04/2020 10:29

Thị trường bất động sản: Đợi ngày trở lại

Dù đang phải quay cuồng trước các khó khăn bủa vây từ đầu năm, nhưng có lẽ, không phải quá xa khi các thành viên tính tới chuyện quay lại thị trường, tìm kiếm các cơ hội ngay sau khi dịch được khống chế.

Dự án Meyhomes Capital Phú Quốc.

Chủ động thay đổi

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản, bà Hoàng Lài, Phó tổng giám đốc La Luna Resort cho biết, làm việc trực tuyến là lựa chọn hàng đầu của công ty bà trong thời kỳ dịch bệnh, bởi nó giúp hạn chế tiếp xúc trực tiếp. Ngoài ra, các công việc được giải quyết cũng thuận tiện hơn.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Lê Hải Đăng, Giám đốc cấp cao Bộ phận Huấn luyện và Phát triển chiến lược Meyland cho biết, Meyland đã thay đổi phương thức từ việc đến văn phòng hàng ngày sang làm online, các bộ phận bắt buộc phải đến văn phòng sẽ bố trí luân phiên, chuyển các cuộc họp với đối tác nước ngoài sang họp trực tuyến.

Điển hình nhất là vừa qua, Meyland đã tổ chức thành công sự kiện ra mắt dự án Meyhomes Capital Phú Quốc theo hình thức online (đầu tháng 3). Sự kiện chính được tổ chức đồng thời tại Hà Nội, TP.HCM và được livestream trực tiếp tới các đại lý phân phối dự án.

“Có lẽ Meyland là doanh nghiệp bất động sản đầu tiên ra mắt dự án theo hình thức online”, ông Đăng chia sẻ.

Đánh giá về sự thay đổi trong việc lựa chọn sản phẩm đầu tư, ông Phùng Chu Cường, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Địa ốc Phú Long cho rằng, hiện nay, khách hàng đã thận trọng và cân nhắc kỹ lưỡng hơn trong quyết định của mình, họ sẽ có xu hướng tiết kiệm và phòng rủi ro hơn nữa. Đặc biệt, về mặt pháp lý của dự án và tư duy về tiêu chuẩn sống cũng đã được thay đổi nên xu hướng trong tương lai, những dự án có vị trí đẹp, phát triển đồng bộ và đa tiện ích, mang lại cuộc sống chất lượng cao và được phát triển bởi những chủ đầu tư uy tín sẽ là lựa chọn ưu tiên.

Từ ngắn hạn đến dài hạn

Theo các thành viên thị trường, để có thể tìm kiếm cơ hội thời hậu dịch bệnh, trước tiên, mỗi doanh nghiệp phải có một kế hoạch ứng phó chu đáo trong giai đoạn dịch bệnh.

Ông Cường cho rằng, trong ngắn hạn, doanh nghiệp của ông đang sắp xếp lại bộ máy, tăng cường hiệu quả quản trị, tính toán, điều chỉnh sản phẩm và chiến lược để tăng khả năng thích ứng với một thế giới nhiều biến động.

Còn trong dài hạn, hiện Phú Long dành nhiều thời gian đào tạo nội bộ để nâng cao chất lượng quản lý, vận hành các dự án. Cùng với đó là hoạt động cải tạo các khu nghỉ dưỡng để có thể phục vụ tốt nhất khách hàng sau khi dịch được khống chế.

“Sự vận động của thị trường làm doanh nghiệp đối mặt với nhiều thách thức hơn, nhưng mặt khác nó cũng sẽ tạo ra nhiều cơ hội hơn khi sự cạnh tranh sẽ làm doanh nghiệp buộc phải thay đổi mình để tạo ra được những sản phẩm giá trị hơn, phù hợp hơn với nhu cầu của thị trường”, ông Cường nhấn mạnh.

Ở góc nhìn khác, đại diện Meyland lại cho rằng, nếu nhìn dịch Covid-19 từ góc độ tích cực chúng ta sẽ thấy tình hình hiện nay sẽ là một đợt thanh lọc thị trường cần thiết. Những doanh nghiệp có thực lực vững mạnh sẽ chứng tỏ được mình, đồng thời thị trường cũng sẽ thanh lọc nhà đầu tư. Những nhà đầu tư lướt sóng, “ăn xổi” sẽ không còn cơ hội.

“Bây giờ sẽ là thời của những nhà đầu tư có tầm nhìn dài hạn, hiểu biết thị trường và có vốn liếng thực sự. Tôi được biết, giới đầu tư không hề 'ngủ đông' như nhiều người nghĩ, ngược lại, thời gian này là khoảng lùi cần thiết để họ nhìn nhận lại thị trường để có quyết định sáng suốt hơn”, ông Đăng nói.

Nhìn nhận về câu chuyện ứng phó của các doanh nghiệp bất động sản, theo bà Trang, bất động sản có đặc thù riêng và việc cải tiến sản phẩm đầu ra không dễ để thực hiện ngay, nhưng quy trình vận hành để đảm bảo an toàn, an ninh cho tòa nhà, cho tài sản tại khu dân cư thì có thể làm được. Các doanh nghiệp đang xem xét để làm theo hướng này.

“Thay vì chỉ nghĩ đến câu chuyện của phòng cháy, chữa cháy, an ninh tòa nhà như trước, tôi biết nhiều chủ đầu tư đang xem xét quy trình vận hành để phản ứng tốt hơn cho những sự kiện tương tự trong tương lai”, bà Bùi Nguyễn Huyền Trang, Giám đốc cấp cao JLL Việt Nam chia sẻ.

Trong khi đó, theo bà Lài, về ngắn hạn, các doanh nghiệp địa ốc cần được hỗ trợ giãn, giảm các loại thuế và giảm lãi suất vay vốn trong 12 tháng để có thể phục hồi sản xuất, kinh doanh. Riêng với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản du lịch cũng không nằm ngoài các đề xuất trên, song song với kiện toàn cụ thể hơn văn bản về quy định cấp Giấy chứng nhận sở hữu công trình cho mô hình condotel, đảm bảo sự rõ ràng hành lang pháp lý cho người mua yên tâm đầu tư.

“Việt Nam đang cần đẩy mạnh mũi nhọn kinh tế du lịch, muốn vậy chúng ta phải đa dạng hoá các kênh đầu tư hút vốn cho đầu tư hạ tầng du lịch, cơ chế cần thông thoáng hơn để tạo sự phát triển bứt phá”, bà Lài nhấn mạnh.

FILI

Các tin tức khác

>   Bất động sản nghỉ dưỡng sẽ ra sao sau dịch Covid-19? (11/05/2020)

>   3 giai đoạn phục hồi của bất động sản nghỉ dưỡng sau Covid-19 (08/05/2020)

>   Phú Quốc lên thành phố: 'Quả ngọt' cho mối hợp tác giữa BĐS Đảo Vàng và CIC Group (18/06/2020)

>   Vì sao phân khúc bất động sản công nghiệp hấp dẫn các nhà đầu tư? (17/06/2020)

>   Bất động sản chật vật vượt qua Covid-19 (16/06/2020)

>   Tín dụng bất động sản tăng chậm (13/06/2020)

>   Phát triển nhà ở bình dân để phục hồi thị trường bất động sản (12/06/2020)

>   Đón dòng tiền sau ‘trạng thái bình thường mới’, BĐS sinh thái tăng tốc  (13/06/2020)

>   'Trợ lực' cho thị trường bất động sản bằng chính sách (11/06/2020)

>   ‘Dự án của Nam Long chắc chắn sẽ bán hết’ (10/06/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật