Thứ Hai, 20/04/2020 10:38

Những nét vẽ đầu tiên trong bức tranh lợi nhuận quý 1

Bức tranh lãi lỗ trong quý đầu năm 2020 của các doanh nghiệp niêm yết đang được định hình ngày một  rõ nét hơn. Điều đáng chú ý là đến nay, phần lớn các đơn vị đã công bố BCTC quý 1 cho kết quả sụt giảm rõ rệt.

Kết quả không mấy “sáng sủa”

Minh Hữu Liên (HNXMHL) là doanh nghiệp có lãi giảm mạnh nhất trong quý 1 do doanh thu giảm trong khi chi phí tăng. Cụ thể, doanh thu thuần và lãi ròng của MHL lần lượt giảm 9% và 91%, ghi nhận gần 103 tỷ đồng và hơn 218 triệu đồng.

Kinh doanh trong ngành bất động sản khu công nghiệp, CTCP Thống Nhất (HNX: BAX) được kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá sau một năm tăng trưởng mạnh 2019. Bản thân BAX cũng hướng đến mức lãi kỷ lục hơn 108 tỷ đồng trong năm 2020. Tuy nhiên kết quả kinh doanh quý 1/2020 với lãi ròng chỉ đạt 5 tỷ đồng, giảm 88% so với cùng kỳ năm trước chắc chắn khiến nhiều cổ đông phải lo lắng.

KHÓA HỌC ONLINE

Phân tích Kỹ thuật Ứng dụng

  • Khai giảng: 04/5/2020
  • Ưu đãi 50% ++

Hotline: 0908 16 98 98

>>Đăng ký ngay

Theo giải trình của BAX, nguyên nhân lợi nhuận quý 1 sụt giảm là do doanh thu từ dự án Khu trung tâm dịch vụ Khu Công nghiệp Bàu Xéo giảm gần 81 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Trong nhóm doanh nghiệp giảm lãi, có sự góp mặt của Tàu cao tốc Superdong - Kiên Giang (HOSE: SKGvới lãi ròng giảm mạnh 81%, xuống chỉ còn hơn 5 tỷ đồng. Theo giải trình của SKG, do dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến doanh số và số lượng hành khách, số chuyến của các tuyến giảm mạnh. Cụ thể, số lượng hành khách quý 1/2020 giảm 18% so với cùng kỳ, tương đương giảm 80,846 hành khách. Song song đó, số lượng chuyến giảm 9%, tương đương gần 272 chuyến.

Hay như Nhiệt điện Phả Lại (HOSE: PPC) chỉ thu được hơn 168 tỷ đồng lãi gộp, giảm gần phân nửa so với quý 1/2019. Bên cạnh đó, PPC cũng không ghi nhận khoản chênh lệch tỷ giá (gần 106 tỷ đồng) như năm trước và không nhận cổ tức từ CTCP Nhiệt điện Hải Phòng (65 tỷ đồng) như cùng kỳ. Vì các nguyên nhân trên, PPC báo lãi sau thuế giảm 44% so với kết quả quý 1 năm trước, về mức hơn 135 tỷ đồng.

Ngoài ra còn một số cái tên lãi giảm mạnh như AAM, S4A, PIC, SBA, TET, SMC

Các doanh nghiệp giảm lãi trong quý 1/2020. Đvt: Triệu đồng

Doanh nghiệp báo lỗ nặng

Khép lại quý 1, Hùng Vương (HOSE: HVG) ghi nhận lỗ gần 254 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 18 tỷ đồng. HVG cho biết từ tháng 10/2019, sức mua ở hầu hết các thị trường đều giảm mạnh do cung vượt quá cầu. Riêng 2 thị trường lớn nhất là Mỹ và Trung Quốc, lượng sản phẩm cá tra nói chung còn tồn ở đây phải mất ít nhất 6 tháng để tiêu thụ hết.

Theo đó, hoạt động xuất khẩu cá tra đến các thị trường bị chững lại nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 46% (tương ứng giảm gần 620 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2019, còn hơn 729 tỷ đồng.

Cùng cảnh ngộ, Thương mại và Đầu tư VI NA TA BA (HNXVTJ) cũng ghi nhận lỗ ròng hơn 525 triệu đồng trong khi cùng kỳ lãi gần 6 tỷ đồng. Nguyên nhân đến từ việc doanh thu của VTJ sút giảm do phải ngừng hoạt động kinh doanh thuốc lá vì không có nguồn hàng phù hợp và hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Hiện tại, Công ty đang tập trung tái cấu trúc, tìm kiếm chiến lược kinh doanh mới.

Đầu tư Nhà Đất Việt (HNXPVL) lỗ hơn 3 tỷ đồng trong quý 1/2020, ghi nhận quý lỗ thứ 5 liên tiếp.

Còn Điện lực Khánh Hòa (HOSE: KHP) dù doanh thu bán điện tăng 8% ghi nhận lỗ hơn 11 tỷ đồng trong quý 1.

Các doanh nghiệp lỗ trong quý 1/2020. Đvt: Triệu đồng
(*)Niên độ 01/10/2019-30/09/2020

Tăng trưởng lãi mạnh

Trong quý 1, PGT Holdings (HNXPGT) là đơn vị đang có mức tăng trưởng lợi nhuận mạnh nhất trong số các doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, con số tuyệt đối mà PGT đạt được cũng chỉ hơn 6 tỷ đồng và chủ yếu là được hoàn nhập dự phòng chứ không phải đến từ hoạt động chính.

Cũng tương tự, Cao su Thống Nhất (HOSE: TNC) đạt doanh thu hơn 12 tỷ nhưng lãi ròng lại gần 25 tỷ trong quý đầu năm 2020. Kết quả này là nhờ thu về 22 tỷ đồng tiền cổ tức và lợi nhuận được chia (quý 1/2019 không có) và hơn 3 tỷ đồng lãi tiền gửi ngân hàng (tăng 28% so với với quý 1/2019).

Cùng ngành, Cao su Tây Ninh (HOSE: TRC) cũng ghi nhận lãi tăng mạnh 416%, lên hơn 20 tỷ đồng do giá bán cao su bình quân tăng. Ngoài ra, trong quý 1, TRC có thêm khoản thu nhập khác từ cao su thanh lý hơn 21 tỷ đồng.

Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG) là doanh nghiệp ghi nhận lãi lớn nhất. Đồng thời, lãi HSG tăng mạnh 199% so với cùng kỳ năm trước, lên hơn 181 tỷ đồng.

Lãi ròng Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi (HOSE: CCI) cũng tăng 182% nhờ vào lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng cùng với thu nhập tài chính tăng do tiền gửi dài hạn đến hạn nhận lãi trong kỳ.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp cũng ghi nhận lãi tăng mạnh như IDV, SJ1, CAP, HJS

Các doanh nghiệp tăng lãi trong quý 1/2020. Đvt: Triệu đồng
(*)Niên độ 01/10/2019-30/09/2020

Tiên Tiên

FILI

Các tin tức khác

>   HAI: Thông báo về thời gian, địa điểm và đường link tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (20/04/2020)

>   ABS: Thông báo thư mời họp và đường link tài liệu ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (20/04/2020)

>   HAI: Thông báo về thời gian, địa điểm và đường link tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 (20/04/2020)

>   VLB: Báo cáo tài chính quý 1/2020 (20/04/2020)

>   STG: Thông báo công văn của UBCKNN về chấp thuận gia hạn thời gian công bố BCTC năm tài chính 2020 (20/04/2020)

>   ECI: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (20/04/2020)

>   VNG: Báo cáo thường niên năm 2019 (20/04/2020)

>   WSS: Báo cáo thường niên 2019 (20/04/2020)

>   THB: Báo cáo tài chính quý 1/2020 (công ty mẹ) (20/04/2020)

>   GKM: Báo cáo thường niên 2019 (20/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật