Nhịp đập Thị trường 24/04: Dòng tiền lan tỏa trong rổ VN30
VN-Index kết phiên tăng 0.36%, đạt mức 776.66 điểm; chỉ số HNX-Index giữ mức tham chiếu và đạt mức 106.97 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên mua với 345 mã tăng và 298 mã giảm.
Dòng tiền càng ngày được bơm mạnh vào nhóm Large Cap đã giúp các chỉ số thị trường liên tục leo dốc, đồng thời giành lại mốc tham chiều vào phiên chiều. Theo góc nhìn kỹ thuật thì dường như tâm lý nhà đầu tư đã đảo chiều, từ đó dự báo về nhịp tăng mới trong những phiên tới.
Basis giữa hợp đồng tương lai 1 tháng với VN30-Index được thu hẹp, đồng thời đồ thị kỹ thuật của mã cho các tín hiệu tích cực khi tạo mẫu hình nến Bullish Engulfing, qua đó ủng hộ kịch bản thị trường tiếp tục tăng vào phiên đầu tuần tới.
VNM là mã đầu tiên tại rổ VN30 hiện sắc tím, song điểm nhấn nằm ở CTD khi mã được kéo trần trong nửa cuối phiên chiều. Cả hai đều tạo tín hiệu kỹ thuật tích cực dự báo về sự tiếp diễn của đà tăng trong phiên tiếp theo. Rổ VN30 kết phiên có 12 mã tăng giá, 11 mã giảm và 7 mã đứng giá, trong đó VNM, CTD kết phiên ở mức giá trần, REE, VPB, HPG, MSN có mức tăng trên 2%. Ở chiều ngược lại, có 2 mã giảm hơn 1% với VJC, VHM. Ở rổ VN30, khối ngoại bán ròng mạnh STB, VPB, HDB, VNM và mua ròng mạnh HPG.
Nhóm ngành vật liệu xây dựng tiếp tục gây ấn tượng khi là một trong những nhóm ngành có nhiều cổ phiếu có mức tăng ấn tượng, đặc biệt ở nhóm sắt thép khi HSG và NKG đạt mức giá trần, còn HPG có mức trên 2%. Mặt khác, động thái của khối ngoại tại nhóm này cũng khá lạc quan khi mua ròng HPG 4 trên 5 phiên gần nhất, NKG trong 3 trên 5 phiên gần nhất.
Nhóm cổ phiếu họ FLC được bơm tiền mạnh vào cuối phiên, qua đó giúp HAI cũng hiện sắc tím cùng AMD và KLF, trong khi ART nhảy hơn 4%. Khối ngoại cũng mua ròng hầu hết các mã nhóm này.
Khối ngoại bán ròng hơn 300 tỷ đồng trên sàn HOSE và hơn 20 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, VCB, HDB trên sàn HOSE. PVS, LAS là các mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX.
14h00: VNM cận trần, VN-Index hồi lại
Lực cầu tại vài mã rổ VN30 tiếp tục được bơm mạnh giúp sắc xanh tại các mã này được củng cố, qua đó giúp chỉ số VN-Index giành lại tham chiếu.
Rổ VN30 có 12 mã tăng và 16 mã giảm, 3 mã đứng giá, song số mã tiến hơn 1% đạt con số 6, với VNM dẫn đầu với sắc xanh cận trần và hơn 2 triệu cổ phiếu khớp lệnh, song mã lại bị khối ngoại bán ròng hơn 700 ngàn đơn vị. Theo sau đó là CTD, REE, HPG ở mức hơn 2%, với HPG được khối ngoại mua ròng hơn 1 triệu đơn vị.
Nhóm cổ phiếu họ FLC xanh ngát với sắc tím 5 phiên liên tiếp trên KLF và mã trong tình trạng trống bên bán, AMD cận trần và HAI gần 4%. Đặc biệt hơn, cả hai mã AMD và HAI đều cho tín hiệu kỹ thuật khá tích cực.
Diễn biến nhóm chứng khoán ngày càng tiêu cực với ông lớn HCM đã mất sắc xanh, trong khi SSI lùi nhẹ dưới tham chiếu và VND mất hơn 2%.
Nhóm hàng không không mấy nổi bật khi biên độ dao động tại nhóm khá thấp, với VJC, ACV, HVN lùi quanh mốc 1.5%, trong khi SGN tiến hơn 1%.
Hợp đồng tương lai 1 tháng tại thị trường phái sinh hiện tăng hơn 10 điểm, và đã vượt khỏi giá đóng cửa của cây nến ngày 22/04/2020 - một tín hiệu tích cực.
Phiên sáng: Vài mã VN30 được kéo mạnh mẽ, VN-Index tiến gần tham chiếu
VN-Index kết phiên sáng giảm 0.07%, đạt mức 773.36 điểm; chỉ số HNX-Index giảm 0.11 điểm và đạt mức 106.86 điểm. Độ rộng thị trường nghiêng về bên bán với 269 mã tăng và 285 mã giảm.
Sau khi sụt giảm vào đầu phiên, thị trường đã liên tục leo dốc trong khoảng thời gian còn lại của phiên sáng với tâm điểm nằm ở nhóm Large Cap, khi nhiều mã nhóm này đã thu hẹp sắc đỏ, trong khi sắc xanh ở nhiều mã được củng cố. Điều này giúp cái nhìn về thị trường trong ngắn hạn có phần tích cực hơn, song tín hiệu về sự trở lại của nhịp tăng vẫn chưa xuất hiện.
VNM liên tục được kéo vào cuối phiên sáng giúp mã hiện bứt phá hơn 5%, đồng thời tạo tín hiệu kỹ thuật dự báo mã sẽ tiến đến test vùng quanh mốc 105,000 đồng trong những phiên tới. REE cũng là một mã được đẩy giá mạnh mẽ khi đã tăng hơn 3%, và theo góc nhìn kỹ thuật, mã đã tạo mẫu hình nến Bullish Engulfing và hàm ý về sự trở lại của nhịp tăng. Ở chiều ngược lại, số mã giảm hơn 1% chỉ còn 7 mã, dẫn đầu là VHM, BVH, MWG, SSI và SAB.
Nhóm cấp nước có BWE và TDM tạo điểm nhấn với sắc xanh hơn 2%, song thanh khoản trên TDM lại khá èo uột, còn BWE lại có thanh khoản tốt. Mới đây BWE cũng đã có thông báo về KQKD quý 1/2020 khá khởi sắc khi doanh thu tăng 49%, lãi ròng đạt 132 tỷ đồng và tăng 27%.
Nhóm ngân hàng vẫn chìm trong sắc đỏ song tình hình đã khởi sắc hơn khi đã có 4 mã xanh là VPB, VBB, TCB và TPB, nhưng chỉ có VPB, VPP xanh hơn 1%. Trong khi đó, nhóm có đến 10 mã giảm và đi đầu là KLB ở mức cận sàn, NVB, LPB, VCB hơn 1%.
CMX là điểm sáng duy nhất tại nhóm thủy sản với sắc tím và trong tình trạng trống bên bán, song hình ảnh của lượng lớn khối lượng khớp lệnh lại cho thấy viễn cảnh không mấy khả quan, khi giá mã đã vượt đỉnh trước đó, song chỉ báo RSI lại chưa vượt. Trong khi đó, MPC, ACL, VHM rớt hơn 1%.
Khối ngoại bán ròng hơn 100 tỷ đồng trên sàn HOSE và gần 15 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực bán ròng tập trung ở các cổ phiếu VNM, VCB, VRE trên sàn HOSE. LAS, PVS là các mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX.
10h30: Nhịp giằng co xuất hiện
Tình hình tại nhóm Large Cap thị trường đã khả quan hơn khi đa phần sắc đỏ được thu hẹp hoặc biến mất, qua đó giúp các chỉ số dừng đà lao dốc đầu phiên.
HSG tiếp tục tạo điểm nhấn tại nhóm thép với sắc tím, đồng thời đạt thanh khoản đột biến khi chỉ trong phiên sáng đã khớp hơn 16 triệu cổ phiếu, qua đó biến phiên hôm nay khả năng cao là phiên có khối lượng lớn nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, tình trạng trống bên bán đã không còn chứng tỏ nhà đầu tư đang “xả hàng” mã này, bởi theo góc nhìn kỹ thuật, mã đã tiến gần kháng cự quanh vùng 7,500 đồng. Trong khi đó, NKG cũng gây ấn tượng nhờ sắc xanh 5% và thanh khoản lớn và nhiều khả năng, mã sẽ tiến đến test vùng quanh mốc 6,500 đồng trong những phiên tới.
Diễn biến rổ VN30 đã khả quan hơn với 6 mã tăng, 21 mã giảm và 3 mã đứng giá, trong đó có tới 12 mã mất hơn 1%, trong khi chiều ngược lại chỉ có VNM, VPB tiến hơn 1%, song cả hai lại đang bị khối ngoại bán ròng.
GIL là điểm sáng duy nhất tại nhóm dệt may sau thông tin ghi nhận doanh thu thuần hợp nhất đạt 722 tỷ đồng, tăng 32% so cùng kỳ năm trước; lãi ròng 43 tỷ đồng, tăng 32% và là một trong những doanh nghiệp đi ngược với diễn biến chung của ngành dệt may. Hiện mã tăng cận trần và với áp lực chốt lời vẫn chưa mấy mạnh mẽ, nhiều khả năng mã sẽ tiếp tục leo dốc và tiến đến test vùng quanh mốc 19,500 đồng. Các mã còn lại trong nhóm trong tình trạng phân hóa với TNG, MSH nhích nhẹ trên tham chiếu, còn TCM và VGT lùi hơn 1%.
DHM tăng trần phiên thứ 3 liên tiếp và hiện đã bứt phá hơn 50%, kể từ khi dòng tiền bắt đầu gia nhập mã này vào ngày 10/04/2020.
Mở cửa: Áp lực bán vẫn lớn, thị trường tràn ngập sắc đỏ
Các Large Cap tiếp tục chịu áp lực chốt lời lớn - một lý do khiến thị trường sụt giảm ngay từ đầu phiên.
Độ rộng thị trường tính tới 9h30 đang nghiêng về bên bán với 148 mã tăng và 267 mã giảm điểm.
KHÓA HỌC ONLINE
Phân tích định lượng
- Khai giảng: 19/5/2020
- Ưu đãi 50% ++
Hotline: 0908 16 98 98
>>Đăng ký ngay
|
Rổ VN30 bị sắc đỏ xâm chiếm với 28 mã giảm, 1 mã tăng và 1 mã đứng giá, với biên độ giảm của các mã khá lớn khi có tới 6 mã mất hơn 1%. VNM là mã duy nhất xanh ở mức hơn 1% từ đầu phiên, với nhiều khả năng nhờ vào thông tin Vinamilk muốn mua 17.5 triệu cổ phiếu quỹ. Mã đã tăng trưởng gần hơn 14% kể từ lần tạo đáy trước đó và theo góc nhìn kỹ thuật, giá đang trong nhịp sideway và nếu vượt được vùng quanh mốc 100,000 đồng, một nhịp tăng mới khả năng cao sẽ xuất hiện.
Nhóm ngân hàng đỏ lửa với chỉ KLB xanh nhờ 10 lô cổ phiếu khớp ở giá 11,800 đồng, trong khi có tới 18 mã giảm, với HDB, VCB, MBB, BID, VPB mất hơn 1%.
Dù giá dầu thế giới khởi sắc, song dưới áp lực chốt lời trên thị trường, diễn biến nhóm dầu khí không mấy khả quan khi OIL, BSR chỉ tiến hơn 1%, trong khi VPB rớt gần 5%, PVD, PVS hơn 1%.
Lý Hỏa
FILI
|