Thứ Tư, 08/04/2020 13:17

Nhiều ngành gần như không có doanh thu vì Covid- 19

CBRE Việt Nam vừa đưa ra 2 kịch bản về sự phục hồi của thị trường bán lẻ TP.HCM sau khi dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát.

Nhiều ngành gần như không có doanh thu vì Covid- 19
Bán lẻ là một trong những mảng bị ảnh hưởng nặng nhất từ đại dịch COVID-19. Ảnh: Mai Khanh

Theo dự báo của CBRE Việt Nam, nếu dịch bệnh có thể được kiểm soát trong quý 2/2020 (kịch bản 1), nhiều khả năng tỷ lệ trống mặt bằng bán lẻ tại khu trung tâm TP.HCM sẽ được giữ ổn định đến cuối năm và tỷ lệ trống tại khu ngoài trung tâm có thể sẽ tăng nhẹ 1 - 2 điểm phần trăm. Mức giá thuê trung bình tầng trệt và tầng 1 vào thời điểm cuối năm ở khu trung tâm có thể hồi phục lại mức trước dịch bệnh, ở ngoài khu trung tâm có thể phục hồi về mức thấp hơn 5% so với mặt bằng năm ngoái.

Trường hợp dịch bệnh kéo dài tới tháng 9.2020 (kịch bản 2), tỷ lệ trống sẽ tăng, trong đó tại khu ngoài trung tâm sẽ tăng mạnh hơn, từ 5 - 7 điểm phần trăm. Giá thuê trung bình tầng trệt và tầng 1 tại các dự án ngoài trung tâm có thể phục hồi nhẹ về mức thấp hơn 10% so với mặt bằng năm ngoái trong khi mức giá ở khu trung tâm vẫn có khả năng phục hồi lại mức trước dịch bệnh. Đối với giá thuê các tầng khác, nhiều khả năng chủ đầu tư sẽ giữ mức giá ưu đãi hiện tại là 30% cho đến hết năm nay hoặc cho phép khách thuê trả chậm nhằm giữ chân khách thuê hiện hữu.

Mặc dù trì hoãn khai trương làm giảm nguồn cung mặt bằng bán lẻ mới trong năm 2020 nhưng theo CBRE, hiện thị trường vẫn có 400.000 m2 mặt bằng bán lẻ đang xây dựng hoặc lên kế hoạch phát triển trong 3 năm tới, tập trung tại các khu vực khác nhau của thành phố. Việc tuyến tàu điện ngầm số 1 tái khởi động và tuyến số 2, số 5 đang lên kế hoạch triển khai sẽ ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành các cụm bán lẻ mới tại TP.HCM mà tiêu biểu là khu Đông, bao gồm Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Trái ngược với bức tranh ảm đạm của các trung tâm thương mại dưới sự ảnh hưởng của dịch bệnh, kinh doanh mua sắm trực tuyến lại có mức tăng trưởng khả quan. Theo khảo sát của Nielsen vào tháng 2.2020, chi tiêu vào các mặt hàng thiết yếu như đồ ăn khô, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh tăng mạnh trung bình 35 - 70%. Các nhà bán lẻ trực tuyến như Tiki, SpeedLotte … ghi nhận số đơn hàng trung bình trong một ngày tăng ít nhất 2 - 4 lần.

Dịch vụ mua sắm trực tuyến của Co.opmart tăng 4 - 5 lần trong cùng giai đoạn. Đơn vị vận chuyển Grab nhanh chóng ra mắt dịch vụ Grabmart, đi siêu thị giúp người tiêu dùng. Đây là những động thái rất nhanh thích ứng với thị trường từ phía các đơn vị bán lẻ. Thị trường bán lẻ trực tuyến, mặc dù tăng trưởng nhanh trong vòng vài năm vừa qua (tăng trung bình 39% trong 5 năm), cao hơn mức tăng của thị trường bán lẻ truyền thống (tăng trung bình 10% trong 5 năm), vẫn chỉ chiếm chưa đến 4% tổng doanh thu bán lẻ tại Việt Nam.

Mai Vọng

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Cơ hội sàng lọc doanh nghiệp (08/04/2020)

>   Công ty Việt cho DN Trung Quốc mượn giấy phép kinh doanh (08/04/2020)

>   Hoạt động bán hàng và xuất khẩu thép suy yếu trong 2 tháng đầu 2020 (08/04/2020)

>   Thêm 2 ca mắc Covid-19, một bệnh nhân chưa rõ nguồn lây (08/04/2020)

>   Gói hỗ trợ 62.000 tỉ đồng bao giờ triển khai? (08/04/2020)

>   Siêu thị vắng hoe sau những ngày người dân đổ xô đi mua hàng (07/04/2020)

>   Người dân sẽ được giảm tối đa khoảng 62.000 đồng tiền điện (07/04/2020)

>   Việt Nam gửi công hàm lên Liên hợp quốc phản đối lập trường của Trung Quốc về biển Đông (07/04/2020)

>   Thêm 4 ca nhiễm Covid-19, gồm 1 ca được phát hiện khi sắp kết thúc cách ly tập trung (07/04/2020)

>   Thêm 2 ca dương tính với SARS-CoV-2 tại Mê Linh liên quan bệnh nhân 243 (07/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật