Thứ Tư, 08/04/2020 15:33

MEC nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán về khoản phải thu khó đòi

CTCP Cơ khí - Lắp máy Sông Đà (HNX: MEC) vừa có văn bản giải trình về ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán đối việc trích lập dự phòng cho khoản phải thu khó đòi của Công ty.

Cơ sở đưa ra ý kiến ngoại trừ của kiểm toán đến từ việc MEC chưa thực hiện trích lập dự phòng phải thu khó đòi đối với các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán.

Theo ước tính của kiểm toán viên, số dự phòng phải trích lập cho số nợ phải thu quá hạn thanh toán năm 2019 khoảng 17 tỷ đồng, năm 2018 khoảng 58 tỷ đồng. Nếu Công ty trích lập dự phòng, trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, chỉ tiêu “Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi” và “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tại ngày 31/12/2019 và tại ngày 01/01/2019 sẽ tăng/giảm lần lượt là 75 tỷ đồng và 58 tỷ đồng. Đồng thời, trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2019, chỉ tiêu “Chi phí quản lý doanh nghiệp” và “Lợi nhuận kế toán trước thuế” năm nay và năm trước sẽ tăng/giảm lần lượt là 17 tỷ đồng và 58 tỷ đồng.

Giải trình ý kiến ngoại trừ của kiểm toán, MEC cho hay, tiêu chí đánh giá các khoản nợ phải thu khách hàng của đơn vị kiểm toán đang dựa trên tuổi của các khoản nợ. Theo đó, các khoản nợ mà đơn vị kiểm toán đang đánh giá có tuổi nợ trên 3 năm. Công ty đánh giá các khoản nợ đó dựa trên khả năng thu hồi được công nợ, trong khi công nợ phải thu theo đánh giá của kiểm toán tuổi nợ trên 3 năm tập trung chủ yếu tại các đơn vị: CTCP Thủy điện Sử Pán 2 và CTCP Đầu tư và phát triển điện Tây Bắc.

Theo MEC, trong năm 2019, CTCP Thủy điện Sử Pán 2 và CTCP Đầu tư và phát triển điện Tây Bắc đã thanh toán 1 phần công nợ và cam kết trong năm 2020 sẽ thanh toán khoản nợ đến hạn và quá hạn trên cho Công ty.

Bên cạnh đó, đơn vị kiểm toán còn nhấn mạnh về khoản lỗ thuần gần 46.3 tỷ đồng của MEC trong năm tài chính 2019 và lỗ lũy kế đến ngày 31/12/2019 là 99.1 tỷ đồng và đồng thời các khoản nợ ngắn hạn của nhóm Công ty đã vượt quá tài sản ngắn hạn, ở mức gần 92 tỷ đồng. Điều này cho thấy sự tồn tại của yếu tố không chắc chắn trọng yếu có thể dẫn đến nghi ngờ đáng kể về khả năng hoạt động liên tục của nhóm Công ty.

Kết thúc năm 2019, MEC có doanh thu thuần hơn 87 tỷ đồng, giảm 21% so với năm 2018. Công ty ôm lỗ ròng hơn 45 tỷ đồng chủ yếu là do chi phí tài chính chiếm hơn 34 tỷ đồng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm hơn 16 tỷ đồng trong khi lợi nhuận gộp chỉ ở mức gần 8 tỷ đồng.

Cuối phiên giao dịch 08/04, giá cổ phiếu MEC đóng ở mức 900 đồng/cp, giảm hơn 65% so với đầu năm 2019, khối lượng giao dịch bình quân là 6,429 cp/ngày.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   DRH: Nghị quyết HĐQT về việc gia hạn thời gian tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên 2020 (08/04/2020)

>   SDJ: Gia hạn thời gian họp ĐHĐCĐ TN 2020 (08/04/2020)

>   VTM: Báo cáo thường niên 2019 (08/04/2020)

>   TVM: Nghị quyết Hội đồng quản trị (08/04/2020)

>   QNC: Công bố thông tin thay đổi thời gian, địa điểm tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (07/04/2020)

>   PGS: Nghị quyết của Hội đồng quản trị về việc thay đổi thời gian và địa điểm tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (07/04/2020)

>   HBC: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế BCTC kiểm toán năm 2019 so với năm 2018 (08/04/2020)

>   PVT: Nhắc nhở chậm CBTT chênh lệch số liệu KQKD năm 2019 (08/04/2020)

>   CTF: Báo cáo thường niên năm 2019 (08/04/2020)

>   VC7: Xin gia hạn thời gian tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (07/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật