Thứ Tư, 01/04/2020 11:06

Lãi ròng 2019 của DPM đạt gần 378 tỷ đồng

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP (HOSE: DPM) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2019 sau kiểm toán. Doanh thu và lợi nhuận của DPM lần lượt đi lùi 17% và 46% so với năm trước.

Nhà máy NPK của DPM đã phải tạm dừng nhiều ngày trong năm 2019

Năm 2019, DPM mang về gần 7,684 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 17% so với năm trước. Trong đó, doanh thu phân bón sản xuất chiếm gần 5,560 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp theo đó cũng đi lùi 26%, thể hiện hơn 1,402 tỷ đồng.

Trong 6 tháng đầu năm 2019, Công ty đã phải tạm dừng máy nhiều ngày để bảo dưỡng cơ hội, điều này làm cho sản lượng sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng. Chi tiết hơn, tổng sản lượng Ure tiêu thụ cả năm 2019 đạt 691 ngàn tấn, giảm 14% so với năm 2018. Giá bán trung bình cả năm đạt 6,590 đồng/kg, giảm nhẹ 1.3%, theo đó, doanh thu mảng Ure năm 2019 đạt mức 4,804 tỷ đồng, giảm gần 17%. Biên lãi gộp mảng Ure theo đó sụt giảm nhẹ từ 27.8% xuống 27.4%

Mặt khác, DPM cho biết trong năm 2019, Công ty phải hạch toán khoản chi phí lãi vay cho dự án nên dẫn đến lợi nhuận giảm tương ứng. Chi phí lãi vay năm 2019 ghi nhận ở mức 107 tỷ đồng, tăng 70% so với năm trước.

Trong khi đó, khoản thu tài chính tăng 13% so với năm trước lên mức 140 tỷ đồng. Đáng ghi nhận nữa là Công ty đã thực hiện tiết giảm 12% khoản chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Tổng hợp lại, DPM đạt lãi ròng gần 378 tỷ đồng trong năm 2019, đi lùi 46% so với kết quả năm trước. Như vậy, DPM đã thực hiện 89% kế hoạch doanh thu và vượt 129% kế hoạch lợi nhuận năm.

Kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2019 của DPM. Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BCTC hợp nhất năm 2019 đã kiểm toán của DPM

Tại thời điểm 31/12/2019, DPM có tổng tài sản hơn 11,440 tỷ đồng, tăng 3% so với hồi đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền ghi nhận gia tăng đến 73%, đạt gần 2,977 tỷ đồng.

Ngược lại, giá trị tài sản cố định thu hẹp 10% về mức 4,791 tỷ đồng. Trong năm 2019, DPM đã kéo dài thời gian khấu hao của nhà máy NPK từ 10 năm lên 15 năm giúp cho khấu hao mỗi năm giảm 66 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ kết quả kinh doanh của nhà máy trong bối cảnh tiêu thụ gặp khó. Trong năm, nhà máy chỉ chạy được 32% công suất thiết kế, tương đương với sản lượng sản xuất đạt 81 nghìn tấn, thấp hơn so với kế hoạch đầu năm là 150 nghìn tấn.

*AGG, DPM và TDM có điểm nào hấp dẫn?

*Ngành nào hưởng lợi nhiều nhất khi giá dầu thế giới lao dốc?

*DPM sẽ chuyển biến mạnh trong năm 2020?

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   BT1: Nghị quyết Hội đồng quản trị (01/04/2020)

>   HNT: Nghị quyết hội đồng quản trị về hoãn tổ chức ĐHCĐTN 2020 (01/04/2020)

>   HNT: Nghị quyết hội đồng quản trị về hoãn tổ chức ĐHCĐTN 2020 (01/04/2020)

>   CVC: Báo cáo thường niên 2019 (01/04/2020)

>   FRM: Báo cáo thường niên 2019 (01/04/2020)

>   FT1: Báo cáo thường niên 2019 (01/04/2020)

>   ICN: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (01/04/2020)

>   HCC: Thông báo về việc tạm hoãn tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (01/04/2020)

>   HBE: Nghị quyết HĐQT (01/04/2020)

>   VMC: Báo cáo tài chính năm 2019 (01/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật