Thứ Sáu, 03/04/2020 10:55

Đồng USD tăng trở lại

Tuần qua (30/03-03/04/2020), trong khi tỷ giá trung tâm USD/VND tăng nhẹ thì giá USD tại ngân hàng thương mại và thị trường tự do đã bắt đầu hạ nhiệt sau động thái can thiệp tỷ giá của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), cùng với việc giới đầu tư bớt lo ngại về khả năng suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu trước những tín hiệu tốt đẹp đến từ Mỹ-Trung.

Diễn biến tỷ giá trung tâm từ đầu năm 2020 đến ngày 03/04

Trong phiên sáng 03/04, tỷ giá trung tâm USD/VND được niêm yết ở mức 23,239 đồng/USD, tăng 4 đồng, tương đương tăng 0.02% so với cuối tuần trước 27/03.

Trong khi đó, tỷ giá USD/VND tại ngân hàng thương mại đã giảm hơn 90 đồng ở cả chiều mua và chiều bán, phổ biến ở mức 23,440/23,650 đồng/USD, tương đương giảm 0.4% so với cuối phiên 27/03.

Giá mua vào USD trên thị trường tự do từ đầu năm 2020 đến ngày 03/04

Tương tự, giá USD tại thị trường tự do cũng có mức giảm 0.4% so với cuối tuần trước 27/03, khi đã giảm 100 đồng ở 2 chiều, về mức 23,650/23,750 đồng/USD.

Trước sự can thiệp tỷ giá của NHNN, mặc dù tỷ giá USD/VND tại ngân hàng thương mại và thị trường tự do vẫn chưa giảm mạnh nhưng cũng đã có phần giảm nhiệt sau thời gian bùng nổ.

Trong tuần qua, cung VND hạn chế khi lãi suất tăng lên sát ngưỡng OMO, cụ thể kỳ hạn qua đêm ở mức 3.0-3.5%, các kỳ hạn 1 tuần đến 2 tuần ở mức 3.2-3.5%, các kỳ hạn 3 tuần đến 1 tháng dao động quanh mức 2.9-3.3%. Kỳ hạn 2 tháng, 3 tháng và 6 tháng ở mức 3.1%, 3.3% và 3.7%.

Lãi suất USD tăng nhẹ. Kỳ hạn qua đêm và 1 tuần ở mức 1.3-1.5%, kỳ hạn 2 tuần, 3 tuần và 1 tháng ở mức 1.5-1.7%.

Thanh khoản trên thị trường liên ngân hàng co hẹp lại do các lo ngại về dịch bệnh cũng như các lệnh hạn chế đi lại trên cả nước. Theo đó, ngày 31/03/2020, NHNN đã hỗ trợ thị trường hơn 2.8 nghìn tỷ đồng qua kênh thị trường mở (OMO). 

Vào sáng ngày thứ Sáu (03/04), chỉ số DXY ở mức 100.16 điểm, tăng 101 điểm, tương đương tăng 1% so với mức cuối tuần 27/03.

Đồng bạc xanh tăng trở lại khi các nhà đầu tư giảm bớt sự bi quan về tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhờ vào những số liệu tích cực từ 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới là Mỹ và Trung Quốc đã góp phần làm giảm những quan ngại về tình trạng kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại.

Trong đó, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) của lĩnh vực sản xuất Trung Quốc tháng 03/2019 bất ngờ ghi nhận mức tăng trưởng tốt nhất tính từ năm 2012.

Nền kinh tế Mỹ cũng được đánh giá có thể không giảm tốc mạnh như lo ngại trước đó. Hoạt động chế tạo và đầu tư xây dựng tại Mỹ tăng mạnh trong tháng 03 đem đến hy vọng mới cho nền kinh tế Mỹ.

Tuy nhiên, giới đầu tư hiện vẫn thận trọng và lo ngại về nền kinh tế toàn cầu nói chung. Nền kinh tế Trung Quốc trên thực tế vẫn đang chịu áp lực từ các biện pháp thuế quan từ Mỹ. Tiêu dùng nội địa tại Trung Quốc vẫn chưa có sự hồi phục.

Giới đầu tư hiện đang chờ thêm các số liệu khác để xác định sức khỏe 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   Phí thanh toán liên ngân hàng như thế nào sau nhiều lần giảm liên tiếp? (03/04/2020)

>   HDBank bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc (03/04/2020)

>   Ngân hàng giảm thêm lãi suất cho vay từ 2-2.5%  (01/04/2020)

>   Hai cá nhân chịu phạt vì vi phạm công bố thông tin (02/04/2020)

>   Hỗ trợ khách hàng vượt Covid-19, HDBank giảm sâu lãi suất cho vay (01/04/2020)

>   Nhóm quỹ Ashmore sang tay 3.5 triệu cp MBB cho Dragon Capital (01/04/2020)

>   MBB có còn hấp dẫn? (02/04/2020)

>   Lãi suất huy động tiếp tục giảm (01/04/2020)

>   Lợi nhuận trước thuế 2019 của VPBank giảm 10 tỷ đồng sau kiểm toán (01/04/2020)

>   Phó Thống đốc NHNN khuyến nghị các ngân hàng giảm 2% lãi suất cho vay (01/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật