Thứ Tư, 08/04/2020 08:16

CTCK Yuanta: Khi giải quyết được vấn đề thanh khoản, VN-Index sẽ nằm trong khoảng 672-692 điểm

Trong báo cáo chuyên đề tác động của dịch Covid-19 và thị trường tài chính quốc tế ngày 07/04, CTCK Yuanta Việt Nam đưa ra 3 kịch bản cho thị trường chứng khoán Việt Nam.

Theo Yuanta, khi so sánh giữa tình trạng kinh tế hiện tại với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, điểm khác biệt rõ rệt đó là vấn đề ở thời điểm hiện tại không phát sinh từ bảng cân đối kế toán như năm 2008. Sự sụp đổ của giá tài sản trong 2008 và các khoản nợ dưới chuẩn mất khả năng thanh toán gây làn sóng suy thoái bảng cân đối kế toán. Trong khi ở thời điểm hiện tại, vấn đề của doanh nghiệp gặp phải thực sự chỉ là khủng hoảng thanh khoản không phải khủng hoảng khả năng thanh toán.

Do đó, có thể nói một cách an toàn rằng khi đại dịch kết thúc, dòng tiền của các doanh nghiệp này được khôi phục và họ vẫn có thể thanh toán các khoản nợ. Ngoài ra, thời điểm này không có sản phẩm phái sinh phức tạp như CDO (nghĩa vụ nợ thế chấp) và CDS (hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng) như 2008. Hầu hết các tài sản có performance kém chủ yếu là cổ phiếu và trái phiếu có cấu trúc tương đối đơn giản, do đó có thể đo lường được.

Như vậy, vấn đề thực sự của cuộc suy thoái này là thiếu thanh khoản, cả về ý nghĩa thị trường tài chính và ý nghĩa hoạt động kinh tế thực sự. Mặc dù nhờ những nỗ lực chính sách tiền tệ kịp thời của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu có thể hứa hẹn về việc giải quyết vấn đề thiếu thanh khoản thị trường tài chính, tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, vấn đề thanh khoản còn nan giải bởi vì các chính sách tài khóa vẫn còn mơ hồ.

Yuanta cho rằng có thể có ba kịch bản thị trường tài chính mà dịch Covid-19 có thể đưa đến.

Trong kịch bản lạc quan (thuốc/vaccine cho Covid-19 được kiểm chứng và triển khai sớm), nền kinh tế có thể tránh được những khó khăn về thanh khoản rất sớm, và với việc triển khai nhanh chóng các loại thuốc và phương pháp điều trị hiệu quả, các biện pháp hạn chế đối với Covid-19 trên toàn cầu có thể sớm được gỡ bỏ. Điều đó có nghĩa là dịch Covid-19 chỉ khiến nền kinh tế toàn cầu mất 2 quý đầu năm 2020 tăng trưởng âm, và rất có thể sẽ dẫn đến sự phục hồi hình chữ V trên thị trường tài chính. Xem xét nền kinh tế đã hoạt động ở mức tồn kho tương đối thấp trước khi bùng phát Covid-19, nền kinh tế sẽ trở lại giai đoạn mở rộng của chu kỳ hàng tồn kho.

Đối với kịch bản cơ sở (thuốc/vaccine cho Covid-19 không thể triển khai sớm, nhưng thị trường tài chính và vấn đề thanh khoản được giải quyết bằng chính sách tài khóa và tiền tệ), nền kinh tế toàn cầu sẽ trải qua 3 quý tăng trưởng âm và quay trở lại quỹ đạo tăng trưởng gập ghềnh sau đại dịch Covid-19.

Còn kịch bản bi quan (thuốc/vaccine không thể triển khai sớm, thị trường tài chính và kinh tế thiếu thanh khoản không được giải quyết bằng chính sách tài khóa và tiền tệ). Thất nghiệp lan rộng và các doanh nghiệp đóng cửa hàng loạt có thể xảy ra, do tác động từ cú sốc phi kinh tế của Covid-19 đã gây ra thiệt hại vĩnh viễn cho cơ cấu kinh tế, dẫn đến suy thoái kéo dài 6 quý (18 tháng) như trường hợp của khủng hoảng tài chính 2008.

* Hành trình 20 năm từ Chứng khoán Đệ Nhất đến Chứng khoán Yuanta Việt Nam

Thị trường chứng khoán sẽ như thế nào trong ba kịch bản này?

Trong kịch bản lạc quan, CTCK Yuanta cho rằng thị trường nhanh chóng hồi phục lại với thanh khoản dồi dào hơn so với trước khi COVID-19 diễn ra do các chính sách kích thích và nới lỏng đã được triển khai trong cuộc chiến chống dịch COVID-19. Trong trường hợp như vậy, chỉ số VN-Index nhanh chóng hướng tới mức chỉ số giá trị hợp lý dài hạn là 778 – 810 điểm cao hơn khoảng hơn 20% so với mức giá ngày 24 tháng 3.

Còn theo kịch bản cơ sở, nền kinh tế sẽ trải qua 3 quý tăng trưởng âm trước khi quay trở lại mức tăng trưởng chậm, tương đương với đợt suy thoái năm 2012 tại Đài Loan. Giá trị hợp lý của chỉ số VN-Index sau khi các vấn đề thanh khoản được giải quyết sẽ nằm trong khoảng 672 – 692 điểm (hơn 2 - 5% so với mức giá đóng cửa ngày 24 tháng 3), và sau đó dần dần tiến về giá trị hợp lý dài hạn của chỉ số là 778 – 810 điểm khi nền kinh tế dần thoát ra khỏi suy thoái  (mất 17 tháng sau cuộc suy thoái năm 2012).

Cuối cùng, kịch bản bi quan, đại dịch mặc dù là một sự kiện phi kinh tế, nhưng gây ra thiệt hại vĩnh viễn cho nền kinh tế, trong đó chỉ số VN-Index có thể giảm xuống mức định giá tương đương 2008, dự kiến đến vùng 515 – 527 điểm trong kịch bản này (giảm 20% so với mức giá ngày 24 tháng 3).

Tóm lại, liệu thuốc/vaccine có thể được phát triển sớm hay không là sự khác biệt chính giữa kịch bản đầu tiên và hai kịch bản cuối cùng. Chìa khóa cho việc hai hoặc ba kịch bản có thể được khôi phục là liệu chính sách tài khóa và tiền tệ có thể giải quyết được rủi ro thanh khoản hay không. Hiện tại, Yuanta đánh giá thuốc và vắc-xin sẽ không được phát triển nhanh chóng, nhưng chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ làm giảm nhẹ vấn đề về thanh khoản, vì vậy hãng môi giới này tin rằng kịch bản cơ sở là có khả năng nhất.

Phương Châu

FILI

Các tin tức khác

>   PXM: Giải trình về việc khắc phục nguyên nhân dẫn đến chứng khoán bị hạn chế giao dịch (08/04/2020)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 08/04 (08/04/2020)

>   MCC: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế (07/04/2020)

>   08/04: Đọc gì trước giờ giao dịch? (08/04/2020)

>   SPB: Thay đổi số lượng cổ phiếu có quyền biểu quyết đang lưu hành (07/04/2020)

>   DGW: Báo cáo kết quả phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (07/04/2020)

>   CEE: Thông báo nhận được quyết định của Cục thuế TP.HCM về việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế (07/04/2020)

>   TDC: Giải trình nguyên nhân biến động LNST năm 2019 (07/04/2020)

>   MBB: Thay đổi cán bộ quản lý cao cấp (07/04/2020)

>   VE8: Giải trình nguyên nhân cổ phiếu bị kiểm soát và phương hướng khắc phục (07/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật