Thứ Ba, 14/04/2020 13:00

Chứng khoán Đông Nam Á bước vào thị trường giá lên

  • Chỉ số MSCI Asean Index đã tăng 20% so với mức thấp ngày 23/03
  • Một số thị trường tăng mạnh khi đồng USD lên giá
  • Chỉ số chứng khoán của Việt Nam cũng đã phục hồi 16% nhưng vẫn còn trong “thị trường con gấu” sau đà trượt dài năm 2018

Các thị trường chứng khoán Đông Nam Á đã tăng hơn 20% so với các mức thấp gần đây, hòa theo đà tăng chung của các thị trường toàn cầu, nhờ sự phục hồi của nhóm cổ phiếu tiêu dùng khi dịch Covid-19 có dấu hiệu chậm lại.

Trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, chỉ số MSCI Asean Index tăng tới 1.9%, nâng tổng đà phục hồi so với mức thấp ngày 23/03 lên 21%. Các chỉ số chứng khoán tại Philippines, Indonesia và Thái Lan đều khởi sắc trong tháng này và hiện đã tiến vào phạm vi thị trường giá lên khi Vũ Hán – nơi dịch bệnh bắt đầu – dỡ bỏ lệnh phong tỏa và tốc độ lây lan dịch bệnh tại các điểm nóng trên toàn cầu đang chậm lại.

Nguồn: Bloomberg

Điều này đánh dấu sự chuyển mình cho các quốc gia Đông Nam Á khi giá cổ phiếu tại khu vực này nằm trong nhóm bị tác động nặng nề nhất trong đợt bán tháo bắt nguồn từ virus do sự phụ thuộc rất lớn vào thương mại và du lịch với Trung Quốc cũng như các tài khoản vốn mở. Đợt tháo chạy tại Đông Nam Á được đánh dấu bởi việc áp dụng các thiết bị ngưng giao dịch tự động (circuit breakers) và tạm ngừng giao dịch tại một số nền kinh tế lớn. Đáng chú ý, Philippines đã đóng cửa thị trường chứng khoán trong 2 ngày.

Hiện tại, sau nhiều tuần bán tháo và hàng tỷ USD được đưa ra thông qua các gói kích thích kinh tế, nhà đầu tư đang săn lùng cổ phiếu có giá hời và chuyển sự chú ý sang các công ty có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng y tế này.

“Niềm lạc quan hiện tại đến từ sự giảm dần của các ca nhiễm Covid-19 tại châu Âu và dấu hiệu tương tự tại một số khu vực của Mỹ”, nhận định của Daryl Liew, Giám đốc quản lý danh mục của Reyl & Cie. tại Singapore. Ông cho biết thêm rằng đã có hoạt động mua lại chứng khoán đã vay để thoát khỏi vị thế bán trước đó (mua bù thiếu - short covering). “Tuy nhiên, như các bạn có thể thấy tại châu Á, nguy cơ xảy ra làn sóng thứ 2 là có thật. Điều đó đồng nghĩa với việc các biện pháp hạn chế có thể sẽ tiếp tục được áp dụng lâu hơn và điều này sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế. Vẫn còn quá sớm để gọi đáy.”

Chỉ số chứng khoán Đông Nam Á, vốn đã ở trong thị trường giá xuống kể từ năm 2018, hiện vẫn còn thấp hơn 27% so với mức cao xác lập hôm 17/01. Chỉ số này đã bắt đầu sụt giảm trước S&P 500 và Euro Stoxx 50 khoảng một tháng. Các chỉ số của Mỹ và châu Âu cũng đã tiến vào thị trường giá lên trong các phiên gần đây trong khi chỉ số MSCI Asia Pacific Index hiện còn chưa tới 3% là bước vào phạm vi này.

“Đà tăng mạnh gần đây có thể được lý giải chủ yếu là do kết quả yếu kém trong tháng 3”, Tai Hui – Giám đốc chiến lược thị trường phụ trách khu vực châu Á tại JPMorgan Asset Management nhận định. Ông cho biết thêm: “Một vài trong số những thị trường này, chẳng hạn như Philippines, đang giao dịch với chiết khấu quá lớn và vì thế thu hút được sự tham gia của các nhà đầu tư săn lùng cổ phiếu giá hời”.

Nguồn: Bloomberg

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nước ngoài còn chậm tham gia vào đợt phục hồi này khi vẫn còn rút tiền khỏi các quỹ cổ phiếu Đông Nam Á trong năm nay. Theo đó, cổ phiếu Thái Lan đã bị các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn mạnh nhất trong tháng này với gần 620 triệu USD trong khi cổ phiếu Philippines cũng chứng kiến 19 ngày rút vốn liên tiếp.

Tại Malaysia, hiện đã có hơn 4,800 ca nhiễm virus corona, và chỉ số FTSE Bursa Malaysia KLCI Index vẫn cần phải tăng khoảng 8% nữa mới có thể bước vào “thị trường con bò”, còn chỉ số chứng khoán chính của Singapore hiện đã tăng 18% so với mức thấp gần đây. Chỉ số chứng khoán của Việt Nam cũng đã phục hồi 16% nhưng vẫn còn trong “thị trường con gấu” sau đà trượt dài năm 2018.

“Điều thú vị hơn là những thị trường này tăng mạnh trong thời điểm đồng USD vẫn còn tương đối mạnh”, ông Hui cho biết.

Tuệ Nhiên (Theo Bloomberg)

FILI

Các tin tức khác

>   Dow Jones và S&P 500 có phiên sụt giảm đầu tiên trong 3 phiên (14/04/2020)

>   Tình hình tại Mỹ đang tệ nhưng sao chứng khoán lại tốt? (11/04/2020)

>   Vọt hơn 12%/tuần, S&P 500 chứng kiến tuần tăng mạnh nhất từ năm 1974 (10/04/2020)

>   Phố Wall đảo chiều tăng mạnh với hy vọng dịch COVID-19 sớm xoay chuyển (09/04/2020)

>   Dow Jones giảm nhẹ sau khi xóa sạch đà tăng 900 điểm hồi đầu phiên (08/04/2020)

>   Dow Jones vọt hơn 1,600 điểm khi số ca nhiễm COVID-19 tại Mỹ dường như chậm lại (07/04/2020)

>   Dow Jones mất hơn 300 điểm, ghi nhận sụt giảm tuần thứ 3  (04/04/2020)

>   Dow Jones tăng hơn 450 điểm khi dầu có phiên tăng mạnh kỷ lục (03/04/2020)

>   Phố Wall khởi động quý 2 bằng phiên giảm gần 1,000 điểm  (02/04/2020)

>   Sụt hơn 23%, Dow Jones chứng kiến quý đầu năm tồi tệ nhất từ trước đến nay (01/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật