Thứ Năm, 09/04/2020 20:09

Các doanh nghiệp đề nghị EU hoãn rút thỏa thuận ưu đãi với Campuchia

Liên minh Hàng may mặc thương hiệu châu Âu nhấn mạnh COVID-19 đã tạo ra thách thức chưa từng có với các nước. Và họ gửi đơn đề nghị EU hoãn rút Thỏa thuận ưu đãi thương mại đối với Campuchia.

Công nhân làm việc trong một nhà máy ở Sihanouk, Campuchia. (Nguồn: AFP)

Theo phóng viên tại Phnom Penh, Liên minh Hàng may mặc thương hiệu châu Âu (EBCA) vừa gửi đơn đề nghị Liên minh châu Âu (EU) hoãn rút Thỏa thuận ưu đãi thương mại tất cả trừ vũ khí (EBA) đối với Campuchia.

Trong đơn gửi đến Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen, Chủ tịch EBCA Ignacio Sierra Armas nhấn mạnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã tạo ra thách thức chưa từng có trong thế giới toàn cầu hóa. Việc đóng cửa các cửa hàng bán lẻ quần áo trong khoảng thời gian không xác định ở nhiều nước đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển, việc làm và tăng trưởng.

Ông Sierra đề nghị 7 biện pháp hỗ trợ từ EU và các nước thành viên EU để đảm bảo sự chắc chắn và cho phép EBCA duy trì hỗ trợ lao động tại châu Âu cũng như tại các nước sản xuất.

Trong số các biện pháp được đề xuất có yêu cầu EU hoãn rút EBA đối với Campuchia vì tình huống đặc biệt và vì ngành công nghiệp toàn cầu đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Ngành may mặc thương hiệu châu Âu đã giảm 90% doanh số do những gián đoạn vì dịch COVID-19 gây ra và tỷ lệ lao động phải nhận hỗ trợ tài chính từ người thuê lao động và chính phủ cũng tương tự con số trên.

Doanh số bán giảm ảnh hưởng đến đơn đặt hàng là điều không thể tránh khỏi và con đường hồi phục còn dài.

EC ngày 12/2 thông báo sẽ rút một phần EBA đối với Campuchia.

Quyết định này dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 12/8 tới và những mặt hàng chịu ảnh hưởng sẽ là quần áo, giày dép, đồ lữ hành và đường - có trị giá khoảng 1,1 tỷ euro (gần 1,2 tỷ USD), tương đương 20% kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Campuchia sang thị trường EU.

Hiệp hội Các nhà sản xuất Hàng may mặc Campuchia (GMAC) thừa nhận khoảng 60% số nhà máy tại nước này chịu ảnh hưởng nặng nề vì các hợp đồng xuất khẩu hàng may mặc bị hủy do đại dịch COVID-19.

Tổng Thư ký GMAC Ken Loo cho biết đa số các khách hàng mua hàng dệt may của Campuchia đã hủy hợp đồng với các nhà máy, trong đó có các hợp đồng từ Mỹ và EU - các thị trường tiêu thụ tương ứng 28% và 46% tổng lượng hàng dệt may xuất khẩu của Campuchia.

Tuy nhiên, hiện GMAC chưa xác định rõ giá trị các hợp đồng bị hủy là bao nhiêu.

Theo tính toán của GMAC, khoảng 74% lao động trong ngành may mặc của Campuchia (tổng cộng khoảng 750.000 người) đang bị ảnh hưởng vì đối tác nước ngoài hủy hợp đồng.

Theo một báo cáo của Bộ Công nghiệp, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Campuchia, trong năm 2019, xuất khẩu hàng may mặc và giày dép của nước này đạt khoảng 8,1 tỷ USD, tăng 11% so với năm trước đó./.

Trang Nhung

Vietnam+

Các tin tức khác

>   Nuôi mộng xây 'Trung Quốc 2.0' giữa đại dịch (02/04/2020)

>   Con trai Trần Bắc Hà rửa tiền 10,4 triệu USD qua Lào thế nào? (26/03/2020)

>   Myanmar: Lĩnh vực bất động sản bắt đầu chịu tác động bởi dịch Covid-19 (27/03/2020)

>   Lào, Myanmar vẫn đang ‘miễn nhiễm’ với COVID-19 (11/03/2020)

>   Campuchia: 200 nhà máy có thể ngừng hoạt động vì ảnh hưởng COVID-19 (27/02/2020)

>   Tuyến đường sắt Campuchia-Thái Lan có thể vận hành trong tháng Ba tới (13/02/2020)

>   Lào: Thâm hụt thương mại chạm 137 triệu USD (13/02/2020)

>   Myanmar cẩn trọng với vốn đầu tư Trung Quốc, không ký thỏa thuận lớn (20/01/2020)

>   Kim ngạch thương mại Việt Nam - Lào tăng vượt mức kế hoạch (09/01/2020)

>   Việt Nam-Lào phấn đấu tăng ít nhất 10-15% kim ngạch thương mại năm 2020 (06/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật