Thứ Hai, 06/04/2020 10:54

BIDV rao bán 4,000 tỷ đồng nợ của chủ đầu tư dự án triệu đô Kenton Node

Khoản nợ hơn 4,000 tỷ đồng của chủ đầu tư dự án Kenton Node đang được Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HOSE: BID) chuẩn bị rao bán.

Ngày 01/04 vừa qua, BIDV đã thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên là chủ đầu tư của dự án Kenton.

Thế chấp tại 3 ngân hàng

BIDV cho biết, toàn bộ nợ gốc, lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá tạm tính đến ngày 29/03/2020 là hơn 4,063 tỷ đồng.

Tài sản thế chấp là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

Đặc biệt, đây là tài sản đồng thế chấp tại BIDV, MSB, PVCombank (BIDV chiếm 58% giá trị tài sản thế chấp).

Dự án này được định giá gần 7,837 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản bảo đảm được phân chia, hạch toán tại BIDV gần 4,546 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, tài sản thế chấp còn là các quyền tài sản của mỏ đá thuộc xã Hòa Thạch và Phú Mãn, Huyện Quốc Oai, TP.Hà Nội với giá trị định giá lần đầu gần 886 tỷ đồng.

Theo BIDV, giá trị khoản nợ bán là toàn bộ nợ gốc, bao gồm toàn bộ nợ gốc, lãi phát sinh tại thời điểm bán đấu giá cộng thêm 90 tỷ đồng (lên đến hơn 4,153 tỷ đồng).

Dự án rơi vào bế tắc

Được biết, dự án Kenton có tên trước đây là Kenton Residence và hiện tại là Kenton Node từng được mệnh danh “thiên đường nhiệt đới” tại khu Nam Sài Gòn.

Dự án này nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Hữu Thọ, huyện Nhà Bè, TP.HCM liền kề khu đô thị Phú Mỹ Hưng. Theo quy hoạch ban đầu, dự án có tổng diện tích 9.1 ha, với 3 phân khu Plaza, Sky Villa và Residences với 9 tòa tháp cao từ 15-35 tầng, 1,640 căn hộ cao cấp và trung tâm mua sắm 20,000 m2.

Dự án Kenton chính thức được chủ đầu tư là Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên khởi công vào năm 2009. Tổng vốn đầu tư cho dự án này vào thời điểm đó là 300 triệu USD, được dự kiến hoàn thành vào năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2011, toàn bộ công trình đã ngừng thi công.

Mãi đến giữa năm 2017, dự án Kenton Residences lại khởi động và chính thức sống dậy với tên gọi mới Kenton Node và quy hoạch dự án cũng được điều chỉnh. Với sự hậu thuẫn từ BIDVMSB, dự án Kenton Node có thêm 1,060 tỷ đồng để tiếp tục triển khai. 

Theo quy hoạch điều chỉnh đã được phê duyệt, dự án Kenton Node sẽ là một tổ hợp gồm căn hộ ở, căn hộ lưu trú, khách sạn, trung tâm mua sắm, trung tâm dịch vụ ăn uống giải trí, nhà hát biểu diễn và trường học, phố đi bộ dài hơn 1.8 km, phòng khám quốc tế. Trong đó, khách sạn theo 5 sao gồm 288 phòng; khu condotel có 586 căn.

Tuy nhiên, đến giữa năm 2018, dự án một lần nữa nằm bất động dù phần lớn các tòa nhà đã được xây thô và hoàn thiện bên ngoài từng phần.

Chủ đầu tư của dự án Kenton

Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên là chủ đầu tư của dự án Kenton được thành lập vào ngày 29/03/1996. Công ty hoạt động trong lĩnh vực thi công cơ sở hạ tầng, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng, chủ yếu là bê tông, đá xây dựng và đá dăm.

Ông Vũ Anh Tâm (sinh năm 1959) là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Công ty Tài Nguyên.

Các dự án nổi bật của Công ty này ngoài dự án Kenton Node là công trình hầm đường bộ qua đèo Hải Vân, công trình Đại lộ Hồ Chí Minh, cao ốc văn phòng Vinatex – Tài Nguyên, Dự án Evergreen, Thành phố Global – Hà Tây.

Bên cạnh việc chuẩn bị rao bán khoảng nợ hơn 4,000 tỷ đồng của Công ty Tài Nguyên, cũng trong ngày 01/04, BIDV còn thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản là căn hộ chung cư tại tòa T09, khu đô thị Vinhomes Times City có diện tích gần 1,990 m2 với giá khởi điểm là 2.7 tỷ đồng. Ngoài ra, BIDV cũng đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Thanh An An gồm tài sản bảo đảm của khoản nợ là 30 quyền sử dụng đất ở tại đô thị (xây dựng nhà ở) tọa lạc tại xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP.Hồ Chí Minh với giá khởi điểm hơn 92 tỷ đồng.

Khang Di

FILI

Các tin tức khác

>   GND: Báo cáo tài chính năm 2019 (Công ty mẹ) (06/04/2020)

>   GND: Báo cáo tài chính năm 2019 (06/04/2020)

>   VRC: Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế BCTC kiểm toán năm 2019 so với năm 2018 (06/04/2020)

>   DRG: Báo cáo tài chính năm 2019 (06/04/2020)

>   DRG: Giải trình ý kiến ngoại trừ và điều chỉnh hồi tố của kiểm toán cho báo cáo tài chính hợp nhất năm 2019 (06/04/2020)

>   HNX: Danh sách chứng khoán đăng ký giao dịch của Bảng Cảnh báo nhà đầu tư tại ngày 06/04/2020 (06/04/2020)

>   ALV: Giải trình ý kiến từ chối đưa ra ý kiến của Kiểm toán viên trên Báo cáo tài chính năm 2019 (06/04/2020)

>   HPU: Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (06/04/2020)

>   ACE: Báo cáo thường niên 2019 (06/04/2020)

>   LNC: Báo cáo thường niên 2019 (06/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật