Thứ Tư, 15/04/2020 11:38

800 sàn giao dịch bất động sản đã đóng cửa vì dịch Covid-19

Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó chủ tịch Hội môi giới bất động sản Việt Nam, tính đến hết tháng 3 đã có 800 sàn giao dịch bất động sản trên tổng số khoảng 1.000 sàn giao dịch trên cả nước ngừng hoạt động.

* Hơn 300 sàn bất động sản phải đóng cửa vì khó khăn

* Có nên giao dịch qua sàn bất động sản?

800 sàn giao dịch bất động sản đã đóng cửa vì dịch Covid-19
80% sàn giao dịch bất động sản đóng cửa khiến nhân viên môi giới thất nghiệp hàng loạt. Ảnh: Đình Sơn

Theo ông Đính, dịch cúm đã làm cho cả nền kinh tế bị đình trệ, trong đó có lĩnh vực bất động sản. Điều này dẫn đến việc hàng loạt sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa, môi giới bất động sản nghỉ việc, thất nghiệp.

Trong tháng 2, có khoảng 300/1.000 sàn môi giới bất động sản trên cả nước phải đóng cửa, đến hết tháng 3 con số này tăng lên 800 sàn. Đến nay chỉ còn khoảng 200 sàn vẫn đang duy trì hoạt động, nhưng phải chuyển phương án làm việc online tại nhà và cũng hoạt động cầm chừng.

Nguyên nhân chính là do dịch Covid-19 khiến các sàn không thể bán được hàng, trong khi vẫn phải duy trì bộ máy đội ngũ nhân sự bán hàng, trả lãi ngân hàng, bị phạt vi phạm tiến độ bán hàng, trả tiền quảng cáo tiếp thị, trả tiền mặt bằng kinh doanh...

Trong khi đó, ông Đính cho biết các doanh nghiệp phát triển dự án bất động sản do không bán được hàng nên không thể đầu tư phát triển công trình. Điều này có thể dẫn đến dự án chậm tiến độ, vi phạm cam kết như bàn giao nhà, trả vốn và lãi cho ngân hàng, nộp thuế, đóng bảo hiểm xã hội, trả lương cho nhân viên và nhiều hệ quả xấu khác. Những vấn đề trên đều làm cho doanh nghiệp gặp rủi ro về tín dụng, vốn, phạt vi phạm.

“Nếu dịch bệnh kéo dài, nhiều doanh nghiệp có nguy cơ phá sản, vỡ nợ. Bởi giá trị các dự án bất động sản, sản phẩm rất lớn từ vài trăm đến hàng nghìn tỉ đồng. Nguồn vốn lại từ vay ngân hàng là chính (khoảng 70%)”, ông Đính cho hay.

Không chỉ sàn môi giới, chủ đầu tư các dự án cũng lao đao vì không bán được hàng. Ảnh: Đình Sơn

Trước những khó khăn trên, Hiệp hội môi giới bất động sản Việt Nam đã kiến nghị ngân hàng có chính sách khoanh nợ gốc, cho chậm trả, hỗ trợ chưa phải trả lãi vay, cho các doanh nghiệp được giãn các khoản thuế, tiền thuê đất, bảo hiểm xã hội đến khi nào hết dịch và sau dịch một thời gian để doanh nghiệp có vốn phát triển, hỗ trợ cho người lao động.

Ngoài ra, Chính phủ cần triển khai nhanh gói tín dụng hỗ trợ chương trình nhà ở xã hội. Đồng thời, mở thêm room bán nhà cho người nước ngoài ở phân khúc căn hộ cao cấp vì dòng sản phẩm này phù hợp với đối tượng người nước ngoài hơn là khách trong nước, làm tăng thanh khoản, giảm tồn kho.

Đình Sơn

Thanh niên

Các tin tức khác

>   Nhà đầu tư vẫn kỳ vọng vào thị trường bất động sản tại Việt Nam (14/04/2020)

>   Đồng loạt kích cầu mua nhà thời dịch bệnh (14/04/2020)

>   Thị trường bất động sản chờ cơn sóng bùng nổ khi dịch tan (13/04/2020)

>   Sử dụng độc chiêu mùa dịch Covid-19, Sunshine Group vẫn bán hàng tốt (13/04/2020)

>   Sắp có 3.000 tỷ đồng cho người thu nhập thấp vay mua nhà xã hội (10/04/2020)

>   Bất động sản thời COVID-19: Cất tiền vào két chờ 'đáy'? (10/04/2020)

>   Thị trường bất động sản TP.HCM: Khó khăn có thể kéo dài đến quý 3 (09/04/2020)

>   DKRA: Bất động sản nhà ở TP.HCM sụt giảm mạnh cả cung lẫn cầu trong quý 1 (09/04/2020)

>   5 nút thắt cần tháo gỡ để thị trường địa ốc vực dậy sau đại dịch (09/04/2020)

>   4 kiến nghị gửi Quốc hội để giải cứu thị trường địa ốc (08/04/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật