Thứ Năm, 26/03/2020 10:38

Vinatex: Doanh nghiệp dệt may đứng trước nguy cơ mất thanh khoản

Tình hình an ninh đời sống, kinh tế toàn cầu ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch Covid-19 và trực tiếp ảnh hưởng tới sự sống còn của các doanh nghiệp dệt may trong nước. Trước tình hình đó, ngày 25/03/2020, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex, UPCoM: VGT) đã tổ chức cuộc họp trực tuyến 22 đơn vị trọng yếu và cơ quan điều hành Tập đoàn để xem xét, nhận định tình hình khẩn cấp và đề ra giải pháp.

Cuộc họp của Vinatex vừa diễn ra ngày 25/03

Nhiều doanh nghiệp đứng trước nguy cơ mất thanh khoản vào cuối tháng 4/2020

Theo Vinatex, trong thời gian từ trung tuần tháng 3/2020 liên tiếp có những đơn hàng bị hủy, dừng, tạm ngừng, dẫn đến tình trạng hầu hết các đơn vị thiếu việc làm trong tháng 4 và tháng 5/2020. Thương hiệu càng cao thì tỷ lệ cắt giảm hàng càng lớn, và chưa có tín hiệu nào về thời gian phục hồi. Dự đoán tình hình thị trường nội địa cũng sẽ sụt giảm khi kinh tế tăng chậm. Trong khi đó, Trung Quốc đã hoạt động trở lại, và cầu thị trường thấp sẽ dẫn tới một đợt giảm giá mạnh toàn cầu, dự kiến giá giảm trên 20%.

Tình hình này dẫn đến áp lực lớn lên các doanh nghiệp ngành dệt may cả về tài chính và lao động. Nếu không có sự điều chỉnh về chính sách, Vinatex dự báo về việc nhiều doanh nghiệp sẽ mất khả năng thanh khoản vào cuối tháng 4/2020. Lao động thiếu việc làm từ 30% tới 50% trong tháng 4 và tháng 5/2020. Thiệt hại ước tính với ngành dệt may lên tới trên 5,000 tỷ đồng nếu 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020 và nếu tình hình kéo dài thêm thì mỗi tháng ngành sẽ thiệt hại tới 3,000 tỷ đồng.

Ông Lê Tiến Trường - Tổng Giám đốc Vinatex điều hành họp trực tuyến

Bên cạnh đó, ngành dệt may nhập khẩu khoảng 1.5 tỷ USD nguyên liệu/tháng (Vinatex nhập khoảng 120 triệu USD nguyên liệu/tháng), nếu giả thiết khách hủy 20% đơn hàng thì sẽ ngành có 300 triệu USD vật tư đã nhập về nhưng không được sử dụng, tiềm ẩn thành hàng tồn kho khó luân chuyển. Ước đến hết năm 2020, số hàng tồn kho trong hai tháng 4 và tháng 5/2020 của toàn ngành sẽ mất 50% giá trị, tương ứng khoảng 300 triệu USD.

Tập đoàn đưa ra giả thiết, nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5, và kinh tế phục hồi từ tháng 6/2020 thì ước tính ngành dệt may Việt Nam thiệt hại 11,000 tỷ đồng.

Vinatex có thể thiệt hại lên tới 1,000 tỷ đồng do dịch Covid-19

Trong kịch bản 30% công nhân thiếu việc làm trong tháng 4/2020 và 50% công nhân thiếu việc làm trong tháng 5/2020, riêng Vinatex ước tính thiệt hại 403 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, Tập đoàn nhập khoảng 120 triệu USD nguyên liệu/tháng, nếu giả thiết khách hủy 20% đơn hàng thì Vinatex có 24 triệu USD vật tư đã nhập về nhưng không được sử dụng. Ước đến hết năm 2020, số hàng tồn kho trong hai tháng 4 và tháng 5/2020 của Vinatex sẽ hao hụt khoảng 24 triệu USD.

Tập đoàn đưa ra giả thiết, nếu dịch Covid-19 kết thúc cuối tháng 5, và kinh tế phục hồi từ tháng 6/2020 thì ước tính riêng Vinatex sẽ thiệt hại khoảng 1,000 tỷ đồng.

Sách“Vai trò của Quan hệ Nhà đầu tư (IR) trong việc Tối đa hoá Giá trị Doanh nghiệp”

  • Dành cho lãnh đạo, Ban IR, Ban quan hệ cổ đông
  • Miễn phí giao sách

Sách hay - Mua ngay

Lối đi nào cho các doanh nghiệp dệt may?

Tại cuộc họp, Ban Lãnh đạo Vinatex cũng đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho người đại diện vốn Tập đoàn tại 22 đơn vị trọng yếu và thành lập 5 nhóm công tác để nhanh chóng triển khai các giải pháp được đưa ra, với tinh thần tập trung cao, xử lý quyết liệt, động viên và thông tin kịp thời cho đội ngũ cán bộ công nhân viên đảm bảo giữ ổn định của Tập đoàn trong thời điểm vô cùng khó khăn, chưa từng có tiền lệ này.

Trong cuộc họp trực tuyến, các giải pháp trọng tâm mà Tập đoàn đặt ra cho 22 đơn vị trọng yếu gồm: Tận dụng cơ hội tìm kiếm đơn hàng xuất khẩu sản phẩm phòng dịch như khẩu trang, quần áo y tế dùng vải kháng khuẩn, quần áo dùng một lần từ vải không dệt; Áp dụng chế độ làm việc linh hoạt, giảm giờ làm xuống còn khoảng 32h-40h/tuần, làm việc luân phiên, trên cơ sở thảo luận thống nhất với người lao động.

Tập trung tuyên truyền cho người lao động về khó khăn bất khả kháng, cùng chia sẻ với doanh nghiệp để vượt khó; thực hiện tiết giảm/hoãn đóng các loại chi phí, bảo hiểm.

Về cấp Tập đoàn sẽ xin các cấp, Bộ Ngành trong tháng 3/2020 cho phép được xuất khẩu khẩu trang, trang phục phòng dịch; miễn, giảm, hoãn các loại bảo hiểm, thuế, tiền thuê đất, chính sách sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ người lao động thiếu việc làm; sự hỗ trợ từ các ngân hàng; làm đầu mối tiếp nhận đơn hàng từ Chính phủ Việt Nam và các nước về sản phẩm phòng dịch, tổ chức phân phối cho các đơn vị có nhu cầu may,...

Duy Na

FILI

Các tin tức khác

>   VSM: Báo cáo thường niên 2019 (26/03/2020)

>   SCO: Ngày đăng ký cuối cùng Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (26/03/2020)

>   MTS: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (26/03/2020)

>   NSL: Ngày đăng ký cuối cùng Tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (26/03/2020)

>   PNJ: Báo cáo thường niên năm 2019 (26/03/2020)

>   TVB: Báo cáo thường niên năm 2019 (26/03/2020)

>   VC1: Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 (26/03/2020)

>   PSD: Thông báo chấm dứt hoạt động chi nhánh PSD tại Hải Phòng (26/03/2020)

>   VCC: Thay đổi giấy đăng ký kinh doanh (26/03/2020)

>   TTF: BCTC Quý 03.2018 (31/10/2018)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật