Thứ Tư, 18/03/2020 13:15

TS. Đinh Thế Hiển: 'Điều đang trông chờ lúc này là cung tiền của Chính phủ trong đầu tư công'

Chính sách lãi suất của Việt Nam chỉ có tác dụng một phần chứ không có tác dụng mạnh như Fed. Điều mà mọi người đang trông chờ ở Việt Nam có thể là cung tiền của Chính phủ trong các hạng mục đầu tư công có tính thiết yếu, tức là nguồn tiền tạo ra động lực để kích cầu trong nước.

Fed thể hiện sự lo lắng trong thời gian tới

Trước những tác động rõ rệt của dịch cúm Covid-19 vào nền kinh tế Mỹ, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã giảm 1% điểm lãi suất, xuống mức 0-0.25%, thấp nhất kể từ năm 2015 và gói nới lỏng định lượng (QE) với việc cam kết mua vào 700 tỷ USD trái phiếu Chính phủ (TTCP) mà không cần chờ đến cuộc họp chính thức ngày 17-18/3.

TS. Đinh Thế Hiển - Chuyên gia kinh tế

Trước quyết định dứt khoát và khá bất ngờ này của Fed, TS Đinh Thế Hiển – Chuyên gia kinh tế cho rằng, khi khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 nổ ra, Fed đã họp bàn liên tục và đưa ra nhiều chính sách và các gói hỗ trợ theo từng lần. Và lúc đó, Fed cũng cắt giảm lãi suất theo từng nhịp điệu khó khăn của kinh tế Mỹ và thế giới.

Nhưng tình hình hiện nay hoàn toàn ngược lại, khi các khủng hoảng tài chính chỉ mới trên đà dự đoán chứ chưa thực sự diễn ra. Mọi việc chỉ mới bắt đầu trong vòng chưa đầy 1 tháng và đại dịch toàn cầu cũng chỉ mới được WHO công bố cách đây khoảng 1 tuần. Trên các báo cáo của Mỹ cách đây 3 tuần, các số liệu thống kê vẫn rất tốt.

Theo ông Hiển, cả thế giới ngỡ ngàng trước hành động cắt giảm lãi suất đi xuống mức cực đoan của Fed ngay gần 0-0.25%. Việc Fed cắt giảm lãi suất mạnh tay lần này không có sự chuẩn bị trước và cũng không phải do sức ép từ phía Tổng thống Mỹ. Ngược lại, cả Fed và Tổng thống Mỹ đang rất đồng nhịp đề ra các biện pháp mạnh cho một sự việc sắp xảy ra chứ không từng bước như trước đây. Rõ ràng, chứng khoán Mỹ giảm liên tục rất mạnh trong vòng 1 tuần nay cũng thể hiện sự lo lắng trong thời gian tới. Và việc này vừa có yếu tố kinh tế và cả những yếu tố vĩ mô khác mà chúng ta không thể nào dự đoán hết.

… Và câu chuyện hoàn toàn khác ở Việt Nam

Ngay sau dó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cũng đã thông báo giảm lãi suất điều hành của Việt Nam chính thức từ 17/03/2020. TS. Đinh Thế Hiển cho rằng câu chuyện của Việt Nam trong việc giảm lãi suất điều hành lại hoàn toàn khác với diễn biến của Fed.

Fed có một mối liên hệ rất chặt chẽ với hệ thống ngân hàng, các tổ chức tài chính Mỹ, và cả với hệ thống tài chính toàn cầu. Fed gần như là một định chế tai chính độc lập của Chính phủ.

Việc cắt giảm lãi suất của Fed là cắt giảm theo mối quan hệ thị trường chứ không phải theo mối quan hệ của sức mạnh kinh tế Mỹ chỉ đạo xuống các ngân hàng. Do đó, lãi suất Fed vẫn là lãi suất thị trường, nguồn dự trữ của Fed vẫn có tính liên thông với tài chính thế giới qua những định chế tương đối phức tạp.

Trong khi đó, câu chuyện cắt giảm lãi suất điều hành ở Việt Nam lại hoàn toàn khác. Lãi suất ở  Việt Nam tuy chặt chẽ nhưng lại không chặt chẽ. Cho dù NHNN có cắt giảm lãi suất thì sự liên thông giữa các tổ chức tài chính không xuyên suốt, đôi khi sự cắt giảm lãi suất này chỉ có lợi cho một số doanh nghiệp lớn chứ nó không lan tỏa ra lãi suất của người dân và các doanh nghiệp nhỏ.

“Điều mà mọi người đang trông chờ ở Việt Nam có thể là cung tiền của Chính phủ trong các hạng mục đầu tư công có tính thiết yếu, tức là nguồn tiền tạo ra động lực để kích cầu trong nước. Về vấn đề này, Chính phủ đang thận trọng về tài khóa, lo sợ rằng nếu tiếp tục cung tiền ra đề đầu tư công sẽ khó kiểm soát được lạm phát”, TS Đinh Thế Hiển nhấn mạnh.

Vì vậy, chính sách lãi suất của Việt Nam chỉ có tác dụng một phần chứ không có tác dụng mạnh như Fed tác dụng với thị trường tín dụng và thị trường tự do của Mỹ.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có quyết định điều chỉnh các mức lãi suất điều hành có hiệu lực từ ngày 17/03/2020: Giảm lãi suất tái cấp vốn từ 6.0%/năm xuống 5.0%/năm; lãi suất tái chiết khấu từ 4.0%/năm xuống 3.5%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng từ 7.0%/năm xuống 6.0%/năm...

* TS. Bùi Quang Tín: 'Giảm lãi suất điều hành giúp doanh nghiệp tiếp cận dòng vốn tốt hơn'

* NHNN giảm lãi suất điều hành kể từ ngày 17/03

* Những lần thay đổi lãi suất điều hành của NHNN

* Nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu bất chấp Fed cắt giảm lãi suất

Cát Lam

FILI

Các tin tức khác

>   VNDirect: Lĩnh vực bán lẻ sẽ tiếp tục sụt giảm trong tháng 3 (18/03/2020)

>   Tình hình khách quốc tế đến Việt Nam mùa Corona (18/03/2020)

>   NHNN giảm lãi suất điều hành kể từ ngày 17/03 (16/03/2020)

>   SSI Research: ‘NHNN sẽ giảm lãi suất điều hành trong tháng 3’ (16/03/2020)

>   Xuất khẩu của Việt Nam vẫn tăng trong mùa dịch Corona (16/03/2020)

>   Dịch bệnh Corona - Tái Ông thất mã? (16/03/2020)

>   Chống dịch COVID-19: Phải làm gì để kinh tế không 'vỡ trận'? (13/03/2020)

>   Kích cầu kinh tế hiệu quả - Thuốc chữa cần đúng người, đúng bệnh (13/03/2020)

>   Tình hình FDI vào Việt Nam mùa Covid-19 như thế nào? (12/03/2020)

>   Gói 'giải cứu' đơn giản, tốc độ và đúng chỗ (09/03/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật