Các nhà kinh tế học hàng đầu nói gì về dịch corona?
Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump và cố vấn kinh tế trưởng của ông cố gắng trấn an người Mỹ rằng nền kinh tế sẽ không bị thiệt hại vĩnh viễn từ sự bùng phát của dịch corona, các nhà kinh tế nổi tiếng đã không đồng ý về việc liệu dịch corona có dẫn đến suy thoái lớn và những gói viện trợ được Quốc hội chấp nhận có thật sự giảm thiểu được tác động đó hay không.
* Chuỗi bài viết của các nhà kinh tế học nổi tiếng thế giới
Số ca nhiễm corona được xác nhận ở Mỹ đã cao hơn con số 14,000 vào đầu ngày thứ Sáu, với ít nhất 205 trường hợp tử vong.
Hôm thứ Năm, ông Trump cho biết ông hy vọng nền kinh tế Mỹ sẽ phục hồi nhanh chóng một khi khủng hoảng qua đi. “Tôi tin vào đường cong chữ V. Khi virus này bị đánh bại, tôi nghĩ rằng nền kinh tế chúng ta sẽ đi lên rất nhanh và trở lại mức mà nó đã đạt được rồi tiến xa hơn”, ông Trump nói.
Một cuộc thăm dò của Gallup cho thấy chỉ 11% người Mỹ báo cáo rằng chủ lao động của họ đã cắt giảm việc làm, giờ làm hoặc ngưng thuê nhân viên. Tuy nhiên, với những người kiếm được ít hơn 36,000 USD/năm, 20% cho biết đã thấy những sự cắt giảm. Gần 1/3 cho biết chủ lao động của họ không cho nghỉ phép. Tỷ lệ đó đạt gần 2/3 trong khung thuế thấp nhất. Dự luật cứu trợ corona mới nhất bắt buộc phải có nghỉ ốm cho 20% lực lượng lao động nhưng lại loại trừ các chủ lao động có hơn 500 nhân viên.
“Có rất nhiều điều không chắc chắn về dịch corona và ảnh hưởng của nó trong tương lai, các chỉ dấu kinh tế và sức khỏe ban đầu rất ảm đạm. Sự lo lắng của người Mỹ đang gia tăng và niềm tin của họ đối với nền kinh tế Mỹ đã giảm đáng kể”, Gallup cho biết.
Vào hôm thứ Sáu, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel và Giáo sư tại Đại học Princeton, Paul Krugman, cho rằng nhà đầu tư đang trong “cơn hoảng loạn toàn diện", được chứng minh qua việc lợi suất trái phiếu tăng.
Một người từng đoạt giải Nobel khác, Robert Shiller, cho rằng tình hình rất biến động và vì sự sụt giảm của thị trường chứng khoán được kích hoạt bởi các lực bên ngoài, lịch sử có thể không thông báo điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.
“Chúng ta có thể dễ bị tổn thương với nhiều mức giảm hơn. Đây là thời kỳ biến động cao. Tôi khuyên mọi người không nên thực hiện bất kỳ biện pháp cực đoan nào. Đừng nghĩ rằng thời gian này là lúc bán ra hết, nhưng cũng đừng kết luận rằng đó là cơ hội mua lớn rồi vay tiền để mua các tài sản trên thị trường”, Shiller nói với Reuters.
Khi được hỏi về nền kinh tế toàn cầu, Schiller cho biết: “Quá trình cách ly đang cho thấy một điều: Các doanh nghiệp phụ thuộc vào dòng chảy thương mại ổn định và họ không được chuẩn bị cho sự gián đoạn như thế này”.
“Tôi gọi đây là một đợt ‘đồng’ dịch: Một là corona, hai giống như một dịch bệnh dưới hình thức kể chuyện, về sự tự tin của chúng ta và triển vọng đối với nền kinh tế. Đó là một dịch mới, nó đang diễn ra nhanh chóng và rất dễ lây lan. Mọi người đang nói về điều này”.
Ông lo ngại các ngân hàng trung ương sẽ không có khả năng hồi phục nhanh vì lãi suất đã quá thấp.
Sách“Vai trò của Quan hệ Nhà đầu tư (IR) trong việc Tối đa hoá Giá trị Doanh nghiệp”
- Dành cho lãnh đạo, Ban IR, Ban quan hệ cổ đông
- Miễn phí giao sách
Sách hay - Mua ngay
|
Hơn 112 tỷ USD trong các biện pháp cứu trợ corona đã được ký thành luật và Thượng viện Mỹ đang thực hiện gói cứu trợ trị giá hơn 1 ngàn tỷ USD để đưa tiền trực tiếp đến tay người nộp thuế, có thể từ 1,000-1,200 USD cho mỗi người lớn và 500 USD cho mỗi trẻ em.
Tuy vậy, nhà kinh tế học Joseph Stiglitz của Đại học Columbia cho rằng số tiền đang được xem xét là không đủ.
“Nếu điều này kéo dài trong vài tháng như nhiều nhà dịch tễ học nói, sẽ phải có lần cho tiền thứ hai, thứ ba và thứ tư. Nếu chúng ta không làm điều đó, những người có thu nhập bị mất đi, những người bị thất nghiệp - hãy nhớ rằng chúng ta có hệ thống thất nghiệp tồi tệ nhất trong số các quốc gia tiên tiến - sẽ không thể thanh toán hóa đơn của họ, và chúng ta sẽ có một loạt vấn đề”, Stiglitz nói trong chương trình Democracy Now.
Ông nói thêm không có gì đảm bảo các ngân hàng tư nhân sẽ ngưng tịch thu nhà giống như công ty Fannie Mae và Freddie Mac.
Stiglitz cho biết sẽ là sai lầm khi đưa tiền cho các hãng hàng không và tàu du lịch (các hãng hàng không đã yêu cầu được cứu trợ 50 tỷ USD).
“Các hãng hàng không đã có khoản tiền khổng lồ từ đạo luật giảm thuế hồi năm 2017. Và thay vì sử dụng số tiền đó để xây dựng những chương trình bảo vệ mình trong các trường hợp khẩn cấp, họ đã mua lại hàng tỷ cổ phiếu”, ông nói.
Nhã Thanh (Theo IBTimes)
FILI
|