Thứ Bảy, 21/03/2020 09:22

Anh gấp rút giải cứu doanh nghiệp, dự định trả lương toàn dân

Thủ tướng Anh cân nhắc giải pháp trả lương cơ bản cho mỗi người dân Anh để đảm bảo đời sống trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, người dân thất nghiệp hàng loạt.

* Nước Anh chính thức ra khỏi EU sau 47 năm gắn bó

* Sự sụp đổ bất ngờ của quỹ quản lý đầu tư hàng đầu nước Anh

Theo Dailymail, đây là động thái gây chú ý đang được các bộ trưởng Anh thúc đẩy trước tình hình khủng hoảng kinh tế leo thang, các biện pháp duy trì “khoảng cách xã hội” khiến GDP nước này có thể sụt giảm 20% trong năm nay và ngành khách sạn có thể chạm đáy.

Tối 19/3, thủ tướng Anh Boris Johnson chính thức đưa ra đề xuất “thu nhập cơ bản phổ quát” (UBI) như một giải pháp để cứu người dân nước này thoát khỏi tình cảnh kiệt quệ và bất ổn vì dịch bệnh.

Động thái chưa từng có giữa thời bình

Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng đã có đề xuất tương tự bằng việc trả 1.000 USD cho mỗi người dân Mỹ. Theo kế hoạch nằm trong gói giải cứu trị giá 1 tỷ USD, số tiền trên sẽ được phân phối trong vài tuần tới.

Thủ tướng Anh Boris Johnson đề xuất trả thu nhập cơ bản hàng tuần cho mỗi người dân nước này để bảo đảm đời sống trong tình hình khủng hoảng vì dịch bệnh. Ảnh: PA

Đầu tuần này, Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak công bố khoản cứu trợ trị giá 350 tỷ bảng bao gồm các khoản vay, viện trợ và cứu trợ lãi suất cho các doanh nghiệp trong nước. Theo đó, các đối tượng mắc kẹt trong tình trạng hỗn loạn do dịch bệnh sẽ được miễn lãi vay trong vòng 3 tháng và đảm bảo lợi ích cho người thuê nhà.

Đây được coi là “động thái chưa từng thấy giữa thời bình” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp Anh. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh vẫn cảnh báo rằng chính phủ sẽ cần hành động mạnh hơn nữa trước dự đoán rằng dịch bệnh Covid-19 có thể kéo dài hơn một năm. Bộ Tài chính nước này cũng đang xem xét sẽ sửa đổi hệ thống tín dụng hiện có và quy định về trả lương nghỉ phép cho người lao động.

Trong khi đó, đề xuất trả mỗi người dân Anh từ 48 đến 1.000 bảng/người/tháng để giải cứu người dân đã từng được đưa ra trước đo. Tuy nhiên, giải pháp này được đánh giá là cực kỳ tốn kém, chưa kể tiền có thể được phân bổ tràn lan cho các đối tượng khá giả.

Tuy nhiên, Daniel Susskind, thành viên nghiên cứu thuộc Đại học Balliol của đại học Oxford cho rằng, việc chi trả mỗi người dân 1.000 bảng sẽ tiêu tốn chính phủ khoảng 66 tỷ bảng mỗi tháng. Đây chỉ là “phần nhỏ trong khoản cứu trợ 500 tỷ bảng mà nước Anh bỏ ra để duy trì trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008”.

Biện pháp hiệu quả giải cứu người dân

Hơn 56.000 người đã ký một bản kiến ​​nghị kêu gọi chính phủ Anh đưa ra giải pháp đảm bảo "an ninh nhà và thực phẩm" trong bối cảnh khủng hoảng y tế cộng đồng chưa từng có.

Đầu tuần này, cơ quan giám sát tài chính OBR của chính phủ còn đề nghị các bộ trưởng cần chi trả hóa đơn dịch vụ cho toàn bộ dân chúng, hoặc phải hủy bỏ hoàn toàn thuế hội đồng.

Quỹ Resolution Foundation kêu gọi chính phủ trả tương đương 2/3 mức lương thông thường cho 1 triệu người lao động có nguy cơ tổn thương cao nhất.

Người dân Anh đi làm giữa tình hình dịch bệnh leo thang. Biện pháp trả lương cơ bản cho người dân được đang nhận được sự chú ý của các chính phủ nhiều nước nhằm hỗ trợ người dân, đảm bảo an toàn và giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh. Ảnh: Nick Edwards

Trong khi đó, các nghị sĩ Anh vẫn kêu gọi thực hiện các chính sách hỗ trợ tài chính thiết thực hơn. Theo Independent, đã có tới hơn 170 nghị sỹ Anh đã kêu gọi chính phủ áp dụng Thu nhập cơ bản phổ quát nhằm "cung cấp sự hỗ trợ tài chính cần thiết cho người dân và gia đình họ” trong đại dịch.

Trong lá thư đề xuất gửi tới Bộ trưởng Rishi Sunak, các nghị sĩ cho rằng đề xuất ngân quỹ không giới hạn để chi trả cho mỗi người dân là "thực tế, không phải ý thức hệ" trong thời điểm này. Đây là giải pháp tối ưu, đi sau giải pháp “đảm bảo an ninh kinh tế cá nhân, hướng đến bảo vệ sức khỏe cho người dân". Trong khi đó, giải pháp trợ cấp tiền lương không thể cứu vãn sự sụp đổ của lực lượng lao động tự doanh lên tới 5 triệu người nước này.

"Nền kinh tế của chúng ta đã chứng kiến ​​sự thay đổi đáng kể từ năm 2008. Số lượng tự doanh đã tăng từ 3,25 triệu lên hơn 5 triệu người. Thu nhập cơ bản phổ quát sẽ hỗ trợ cho người lao động và những người có việc làm bấp bênh”, theo lá thư được gửi bởi các thành viên đa đảng do nghị sỹ Alex Sobel đại diện. Trong đó còn chỉ rõ các đối tượng chịu tổn thương lớn nhất bởi dịch bệnh như lái xe công nghệ, nhân viên kho hàng, người làm thuê trong lĩnh vực dịch vụ…

Điều này giúp hạn chế lo ngại khi người dân dù nhiễm virus nhưng không được trợ cấp sẽ tiếp tục đi làm, không tự cách ly sẽ khiến đại dịch thêm tồi tệ hơn.

Các nghị sỹ cho rằng "Quy mô khủng khiếp của đại dịch Covid-19 là chất xúc tác để thực hiện các giải pháp sáng tạo và táo bạo nhất. Chúng ta cần có những ý tưởng và thực hiện ngay lập tức, nhằm đảm bảo bảo an toàn và an ninh cho mỗi người dân”.

Trả bao nhiêu cho đủ?

Ứng cử viên lãnh đạo đảng Lao động Rebecca Long-Bailey cho rằng mức thanh toán cần giúp người dân có thể duy trì trong suốt thời gian khủng hoảng. Bà cho rằng "tất cả người dân cũng cần được bảo đảm ở mức mà chính phủ đã hỗ trợ cho các doanh nghiệp”.

Các siêu thị Anh đều trống rỗng giữa mùa dịch. Ảnh: Getty

Trong khi đó, nghị sỹ Sobel cho rằng "Thu nhập cơ bản phổ quát khẩn cấp (EUBI) cần có quy mô đủ để những người trong độ tuổi lao động có thể chi tiêu cho ăn ở, thuê nhà, tiêu thụ các tiện ích cơ bản tại gia như dịch vụ Internet. Trong đó, việc chi trả có thể trừ thẳng vào chi phí người dân cần phải trả hoặc trả trực tiếp cho người dân.

Để tài trợ cho quỹ này thì không còn lựa chọn nào khác là đi vay, và chúng tôi yêu cầu Bộ Tài chính và Ngân hàng trung ương cần xây dựng mô hình hóa đề xuất này trên diện rộng”.

Ngoài ra, người đàn ông quyền lực của Đảng Lao động, John McDonnell đề xuất phương pháp hỗ trợ người dân mà chính phủ Đan Mạch thực hiện. Nước này trợ cấp chi trả tới 90% hóa đơn chi phí cho các doanh nghiệp và kéo dài thời gian nghỉ phép cho người lao động.

Tuy nhiên, cựu Bộ trưởng việc làm và trợ cấp hưu trí Anh Duncan Smith phản bác đề xuất thu nhập cơ bản phổ quát, cho rằng đây là số tiền "dư thừa" và khiến người dân Anh lười biếng, thiếu tinh thần vượt qua trong khủng hoảng.

An Chi

Zing.vn

Các tin tức khác

>   Cần bao nhiêu USD mới giải cứu nổi các doanh nghiệp Mỹ? (21/03/2020)

>   'Đây là thời điểm thích hợp để mua vàng' (20/03/2020)

>   Coronanomics - Chính sách kinh tế thời dịch bệnh (25/03/2020)

>   Mỹ cân nhắc can thiệp cuộc chiến giá dầu Nga – Saudi Arabia (20/03/2020)

>   Đâu là kẻ thắng-người thua trong cuộc chiến giá dầu? (20/03/2020)

>   25 triệu người có thể mất việc vì Covid-19 (20/03/2020)

>   Giới chuyên gia dự đoán xảy ra suy thoái kinh tế vì dịch COVID-19 (20/03/2020)

>   Trump hủy hội nghị thượng đỉnh G7 tại Mỹ (20/03/2020)

>   Đông Nam Á ứng phó đại dịch COVID-19 (20/03/2020)

>   Số người chết do nCoV ở Italy vượt Trung Quốc (20/03/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật