Thứ Năm, 06/02/2020 10:00

Virus corona dạy ta điều gì? (Kỳ 1)

Các đợt giảm giá thường được gây ra bởi những sự cố bất ngờ. Nhà đầu tư cần biết một số kỹ thuật phản ứng điển hình trong những tình huống này.

Phải lắng nghe đám đông

Nếu xuất hiện tin xấu rõ ràng mà giá giảm thì không phải là chuyện lạ. Tuy nhiên, trên thị trường vẫn có một số trường hợp tin tức không rõ ràng, “tranh tối tranh sáng” hoặc thậm chí không liên quan gì nhiều đến thị trường chứng khoán nhưng vẫn khiến cho cổ phiếu lao dốc mạnh mẽ.

Những trường hợp như trên đôi khi sẽ đặt nhà đầu tư vào những tình huống rất khó xử. Nếu tiếp tục giữ thì sợ lỗ nặng mà bán thì tiếc. Thậm chí, khá nhiều người tự thuyết phục mình rằng: “Chưa bán thì chưa coi là bị lỗ”.

Nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett có một câu nói vô cùng kinh điển: “Hãy tham lam khi mọi người đang sợ hãi”. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã đúng khi thị trường mới bắt đầu giảm mạnh bởi những thông tin hoặc sự kiện mà các chuyên gia chưa thể định lượng rõ ràng được tác động và hậu quả cuối cùng.

Dịch virus corona có thể coi là một ví dụ hoàn hảo cho điều này. Sự bùng phát quá nhanh và mức độ lan rộng đến khó tin của nó đã khiến cho giới đầu tư cảm thấy bối rối và lo ngại thực sự. Ngay cả những chuyên gia hàng đầu cũng không dám đưa ra những dự báo mang tính chắc chắn về ảnh hưởng của dịch virus này đối với thị trường. Trong những trường hợp như vậy, việc lắng nghe đám đông là hết sức quan trọng.

 

Bác sỹ ở Bệnh viện Trung ương Vũ Hán đang điều trị cho người nhiễm virus corona. Nguồn: Reuters

Người viết cho rằng khi gặp phải những sự việc ta không hiểu rõ thì cách an toàn nhất là hành động theo đám đông. Nếu bạn không đủ giỏi hoặc không phải là tỷ phú thì đừng dại dột mà đi ngược xu thế.

Cắt lỗ ngay lập tức để ổn định tâm lý

Việc cắt lỗ không hẳn là nhằm mục đích cầu mong cho giá giảm mạnh thêm. Đôi khi, ý nghĩa thực sự của hành động này chỉ là để giảm áp lực tâm lý và qua đó nhà đầu tư sẽ có cơ hội nhìn nhận thị trường một cách tỉnh táo và khách quan hơn.

Cắt lỗ là một bài học khá cũ nhưng chưa bao giờ mất đi tính quan trọng. Nếu bạn cảm thấy mất phương hướng thì việc cắt lỗ và tạm thời thoát ra là cần thiết.

Nếu bạn mạnh dạn bán ra ngay trong phiên giảm mạnh đầu năm (ngày 30/01/2020) thì hẳn bạn đã hạn chế được kha khá mức thua lỗ của mình so với những người “kiên trì” ôm hàng rồi.

Không mua bình quân giá xuống nếu chưa có tín hiệu mua xuất hiện

Việc mua bình quân giá xuống liên tục bất chấp các tín hiệu của những hệ thống trading là một chiến thuật sai lầm. Bởi vì khi giá giảm quá nhanh trong một thời gian ngắn thì dễ tạo ra các tín hiệu bán quan trọng.

Thay vì lao vào mua bất chấp với tư tưởng “đầu tư dài hạn”, nhà đầu tư nên kiên nhẫn chờ đợi đến khi có tín hiệu mua trở lại. Bởi vì thực tế không ai biết các đợt giảm kiểu này sẽ kéo dài bao lâu: có thể chỉ vài ngày nhưng cũng có thể là vài tháng. Trong những giai đoạn như vậy cần đặc biệt chú ý nhóm MA (Moving Average) và các tín hiệu mua của nhóm này.

Mặt khác, nhà đầu tư nào đã lỡ full cổ phiếu thì cũng không nên sử dụng margin để mua thêm trong bối cảnh giá cổ phiếu đang giảm mạnh. Chiến lược này là cực kỳ nguy hiểm. Dẫu biết giá cổ phiếu giảm mạnh là cơ hội bắt đáy nhưng điều này cũng có thể khiến cho xu hướng có sự thay đổi đáng kể.

Giả sử sau khi nhà đầu tư bắt đáy xong mà cổ phiếu vẫn không có dấu hiệu ngưng lại quá trình điều chỉnh thì áp lực sẽ đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư đó. Khả năng bị margin call sẽ cao dần nếu sau đó lại tiếp tục xuất hiện những đợt sụt giảm mới.

Xét theo khả năng chịu đựng rủi ro thì người chỉ giải ngân bằng tiền túi có thể chờ đợi và chống chịu với các đợt sóng giảm tốt hơn người đi vay.

Giá cổ phiếu có phá vỡ vùng hỗ trợ quan trọng nào hay không?

Việc giảm bất thường cũng không thực sự đáng ngại. Tuy nhiên, việc giảm mạnh bất thường, phá vỡ liên tục các ngưỡng hỗ trợ như đáy cũ, đường trendline… thì sẽ cực kỳ nguy hiểm. Điều này cho thấy xu hướng tăng trưởng dài hạn có thể bị đảo ngược hoàn toàn.

Ví dụ, hình dưới đây của GMD sẽ cho chúng ta góc nhìn rõ nét về vấn đề này. Giữa tháng 11/2019, giá GMD đã phá vỡ đường trendline tăng dài hạn (bắt đầu từ tháng 03/2015) và xu hướng giảm mới được hình thành trên cổ phiếu. Sau Tết Nguyên Đán, GMD tiếp tục phá vỡ vùng hỗ trợ mạnh 20,500-22,000 (tương ứng với đáy cũ tháng 07/2018).

Điều này là hết sức đáng lo ngại vì theo lý thuyết phân tích kỹ thuật các ngưỡng hỗ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành kháng cự mạnh trong tương lai. Người viết cho rằng nhà đầu tư nên mua những mã có điều chỉnh nhưng vẫn chưa phá vỡ các vùng hỗ trợ quan trọng.

Chú thích: Vùng hỗ trợ quan trọng được hiểu là những vùng đáy cũ hoặc các ngưỡng kỹ thuật đã duy trì được nhiều năm và có nhiều lần test thành công trong quá khứ.

Nguồn: VietstockUpdater

Với những kinh nghiệm trên, hy vọng các nhà đầu tư sẽ rút ra được một số bài học bổ ích để có thể sống sót trong tình phức tạp như hiện nay.

Thế Phong

FILI

Các tin tức khác

>   Nhà đầu tư học được gì từ Kobe Bryant (04/02/2020)

>   Doanh nghiệp chia cổ tức “khủng”: Cổ đông nhỏ lẻ có phần? (31/01/2020)

>   Câu chuyện chưa kể về sự sụp đổ của đế chế Forever 21 (01/02/2020)

>   Đầu tư chứng khoán năm 2020: Còn nhiều thách thức… (27/01/2020)

>   Phong thủy, Tử vi và Tài chính - Luận giải lá số tử vi năm Canh Tý 2020 (tiếp theo) (03/02/2020)

>   “Tay chơi bài thượng thừa” trên thị trường ETF 5 ngàn tỷ đô (26/01/2020)

>   Phong thủy, Tử vi và Tài chính - Luận giải lá số tử vi năm Canh Tý 2020 (01/02/2020)

>   Phong thủy, Tử vi và Chứng khoán - CLSA Hong Kong dự báo thị trường năm Canh Tý 2020 (30/01/2020)

>   Phong thủy, Tử vi và Chứng khoán - Master Paul Ng dự báo thị trường năm Canh Tý 2020 (29/01/2020)

>   Phong thủy, Tử vi và Tài chính - Đầu tư dựa trên Ngũ hành (28/01/2020)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật